Quản lý quỹ chi tiêu cá nhân luôn là một vấn đề khiến nhiều người dùng đau đầu nhất hiện nay. Bởi lẽ nếu bạn biết cách quản lý hiệu quả thì nó sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho cả hôm nay và ngày mai. Ngược lại, với những ai chưa biết cách phân chia và quản lý chi tiêu ra sao thì đôi khi sẽ phải sống trong “nợ nần” và cuộc sống mãi không được cải thiện. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đến bạn một vài cách quản lý chi tiêu an toàn và hiệu quả hiện nay nhé.

Những cách quản lý quỹ chi tiêu hiệu quả

Những cách quản lý quỹ chi tiêu hiệu quả

Nên quản lý dòng tiền cá nhân bằng hình thức nào?

Tùy theo nhu cầu sử dụng và sở thích, bạn có thể sử dụng sổ để ghi chép như những cách truyền thống, excel hay các ứng dụng (app) đã được áp dụng các công nghệ điện tử đặc biệt sử dụng trên các thiết bị thông minh để quản lý tài chính… Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì đa số người dùng, đặc biệt là những giới trẻ đều sử dụng những ứng dụng để có thể dễ dàng cập nhật và theo dõi tình trạng tài chính mới nhất của mình ở bất kỳ đâu.

Cách quản lý dòng tiền cá nhân hiệu quả và phổ biến hiện nay

Quy tắc 6 cái lọ

Quy tắc 6 chiếc lọ được tạo ra bởi tác giả Harv Eker, tác giả nhiều cuốn sách tài chính nổi tiếng thế giới như “ Bí mật tư duy triệu phú” và “Làm giàu nhanh”… Với cách quản lý này, thu nhập của bạn sẽ được chia thành nhiều khoản chi tiết hơn quy tắc 50-30-20:

  • Lọ 1 – Chi tiêu thiết yếu (55% thu nhập) cung cấp chi phí cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, tiền nhà, hóa đơn điện nước…
  • Lọ 2 – Tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập) phục vụ cho những mục tiêu tiết kiệm dài hạn cho cuộc sống như mua nhà, mua xe, cưới sinh, kinh doanh…
  • Lọ 3 – Quỹ giáo dục (10% thu nhập) để tham gia các khóa học chứng chỉ, kỹ năng, workshop… để trau dồi kiến thức chuyên môn cho bản thân, tăng cơ hội thăng tiến trong công việc.
  • Lọ 4 – Hưởng thụ (10% thu nhập) để thưởng cho bản thân bạn sau khi đã nỗ lực làm việc và tiết kiệm.
  • Lọ 5 – Quỹ đầu tư tài chính (10% thu nhập) dùng để đầu tư, gửi tiết kiệm, góp vốn kinh doanh… sinh lời, tạo nên thu nhập thụ động.
  • Lọ 6 – Quỹ từ thiện (5% thu nhập) sẽ dùng để giúp đỡ người thân, bạn bè hoặc cho các quỹ vì cộng đồng.

Quy tắc 50-30-20

Đây được xem là cách quy tắc quản lý dòng tiền cá nhân cơ bản nhưng vô cùng hiệu quả bởi bạn chỉ cần chia thu nhập của mình thành 3 khoản:

  • 50% thu nhập dành cho các chi phí sinh hoạt cần thiết như nhà ở, thực phẩm, đi lại.
  • 30% chi cho các chi phí linh hoạt như giải trí, hiếu hỉ… mà bạn có thể cắt giảm, nếu cần.
  • 20% sẽ dành để trả nợ cũng như tiết kiệm cho các mục tiêu. Bạn có thể chia phần dành dụm này thành nhiều khoản ứng với từng mục tiêu để dễ theo dõi.

Nên sử dụng cách quản lý chi tiêu nào thì an toàn?

Nên sử dụng cách quản lý chi tiêu nào thì an toàn?

Quản lý thu chi cùng TNEX

TNEX là một ngân hàng thuần số hoạt động trên điện thoại smartphone. Ứng dụng này mang tới cho người dùng dịch vụ tài chính miễn phí cùng các thuận ích sống dành cho người Việt.

Một trong số những tính năng nổi bật nhất trên app TNEX là quản lý chi tiêu. Tính năng này giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách đơn giản, thông minh và khoa học nhất.

Chỉ cần tải app quản lý tài chính cá nhân TNEX về điện thoại, bạn có thể ngay lập tức tạo tài khoản hoặc mở thẻ với vài thao tác đơn giản, vô cùng dễ dàng và bảo mật cao.

Để hoàn tất đăng ký tài khoản, người dùng sẽ nhận được các mã OTP được gửi đến điện thoại để xác minh. Khi có bất cứ biến động gì về tài khoản, app sẽ ngay lập tức thông báo với bạn qua các ứng dụng tin nhắn như:

  • Biến động số dư trong tài khoản
  • Thông báo thay đổi thông tin hoặc mật khẩu ngân hàng
  • Các thiết bị không liên kết đăng nhập vào tài khoản

TNEX - Ứng dụng hỗ trợ quản lý chi tiêu miễn phí

TNEX – Ứng dụng hỗ trợ quản lý chi tiêu miễn phí

>>> Xem thêm: Mở tài khoản trực tuyến của Ngân hàng số TNEX chỉ với vỏn vẹn 5 phút

Tổng kết 

Trên đây là một số cách giúp bạn quản lý quỹ chi tiêu an toàn và hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm một ứng dụng hỗ trợ quản lý miễn phí và mang đến nhiều tính năng tuyệt vời thì hãy đến ngay với TNEX nhé.