Xã hội đang ngày càng phát triển, để bắt kịp được thời đại, con người cũng không ngừng trau dồi kỹ năng, học thêm kiến thức. Nắm bắt được điều đó, các doanh nghiệp đã không ngừng tận dụng công nghệ khoa học áp dụng vào việc đào tạo và quản lý nhân sự một cách tốt nhất thông qua hệ thống đào tạo trực tuyến. Hãy cùng khám phá những bí mật về hệ thống E-learning nhé.
Hãy cùng tìm hiểu những điều thú vị về hệ thống đào tạo trực tuyến
1. Hệ thống đào tạo trực tuyến được vận hành gồm những gì ?
Hệ thống E-learning hoàn chỉnh được thực hiện khi hoàn chỉnh 3 thành phần sau: đối tượng người dùng, trung tâm quản lý đào tạo online, trung tâm quản trị và vận hành hệ thống.
1.1 Đối tượng người dùng
Có hai đối tượng chính trong hệ thống này bao gồm: Học sinh tham gia học tập và giáo viên giảng dạy.
- Học viên tham gia học tập: Đóng vai trò trọng tâm của hệ thống này đó chính là học viên – người có nhu cầu tham gia các lớp học nhằm để trau dồi thêm kiến thức cũng như kĩ năng sống.
- Giáo viên giảng dạy: Đối tượng kế tiếp để cấu thành hệ thống E-learning hoàn chỉnh đó là giáo viên – người đồng hành cùng học viên trong suốt các buổi dạy, cung cấp tài liệu trực tuyến, giúp người học nắm vững được kiến thức và giải đáp các thắc mắc.
1.2 Trung tâm quản lý hệ thống đào tạo trực tuyến
Đây là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động đào tạo của người dạy và người học trong hệ thống. Sự hỗ trợ của Trung tâm quản lý đảm bảo rằng quá trình học tập trở nên suôn sẻ và thoải mái hơn, dễ dàng thu thập ý kiến phản hồi của người dùng để nâng cao chất lượng của hệ thống.
1.3 Trung tâm quản trị và vận hành hệ thống
Bộ phận này chịu trách nhiệm đảm bảo hệ thống E-learning hoạt động hiệu quả và thông suốt. Bên cạnh đó, trung tâm đảm nhận nhiệm vụ giúp cho quy trình dạy và học diễn ra minh bạch, rõ ràng, đạt chuẩn, đồng bộ trên hệ thống.
Những thành phần giúp cho hệ thống đào tạo trực tuyến hoạt động hiệu quả
2. Vai trò của hệ thống đào tạo trực tuyến là gì ?
2.1 Hoạt động giáo dục và đào tạo hiệu quả cao hơn
Trên thực tế, hệ thống E-learning có tác động tích cực đến quá trình giáo dục. Sự phát triển của Internet như một kho lưu trữ khổng lồ có thể tìm kiếm tất cả mọi thứ. Vì vậy, việc tiếp cận kiến thức qua hình thức học trực tuyến trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn, cho phép người học tiếp cận nhiều mặt và phát triển nhận thức, tư duy nhanh hơn.
2.2 Không gian học mở, tiết kiệm chi phí
Chẳng những không mất thời gian, chi phí đi lại của học viên mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản đầu tư về cơ sở vật chất và tài liệu học tập. Người học và giảng viên có thể sử dụng hệ thống mọi lúc mọi nơi một cách dễ dàng, giúp cho việc học và giảng dạy thoải mái và thuận lợi hơn.
2.3 Hình thức học đa dạng và hấp dẫn
Hầu hết các bài giảng trên hệ thống E-learning đều được trình bày bằng hình ảnh, video và slide (Powerpoint) cùng với phong cách giảng dạy của giảng viên có thể thu hút được sự tương tác và chú ý của người học. Từ đó, học viên cũng sẽ dễ dàng ghi nhớ, nhớ lâu hơn những kiến thức và kĩ năng được truyền đạt.
2.4 Dễ dàng quản lý, cập nhật và thay đổi
Bằng chức năng cập nhật trạng thái trên hệ thống phần mềm giúp cho giảng viên dễ dàng quản lý được tình trạng của từng học viên một cách chặt chẽ. Thêm vào đó, vì các bài giảng đều được sáng tạo trên hệ thống, có thể thay đổi bất cứ lúc nào khi giảng viên muốn bổ sung hay cập nhật liên tục những kiến thức mới để bài học của mình hay hơn, mang lại nhiều điều bổ ích cho người học.
Tổng kết
Với những thông tin trên, phần nào đã giúp bạn hiểu hơn về hệ thống E-Learning rồi đúng không nào? MGE mong rằng các doanh nghiệp cũng như trường học sẽ nhanh chóng đưa những tiện ích công nghệ từ hệ thống đào tạo trực tuyến để hỗ trợ cho học viên và giảng viên trong suốt quá trình học tập và trau dồi bản thân.
>>>Tìm hiểu thêm: Báo cáo dữ liệu học viên chi tiết – MGE Elearning