Trẻ em ở độ tuổi mầm non vẫn còn rất ngây thơ, và mọi thứ trong cuộc sống xung quanh con cũng đều cần một quá trình để có thể học. Vậy thì những phương pháp nào bố mẹ sẽ có thể sử dụng để nuôi dạy con hiệu quả, ngay cả trong lúc đang vui chơi?
Hãy cùng VAS tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Dạy con cách chia sẻ qua những món đồ chơi
Trong khi vui chơi, nhiều đứa trẻ sẽ không thích chia sẻ đồ chơi của mình với bạn bè. Tâm lý ích kỷ này sẽ biến một đứa trẻ thành người bị cô lập, thường rất khó để làm quen hoặc hợp tác với người khác. Theo thời gian, con sẽ rất có thể bị bạn bè xem là kiêu ngạo và lập dị.
Trong trường hợp này, cha mẹ nên chú ý hơn đến thái độ của con khi chơi với bạn, từ đó dạy con nhiệt tình và hào phóng hơn bằng cách thường xuyên đưa con đến tham gia các hoạt động tập thể để giúp trẻ học cách hài hòa với mọi người hơn.
2. Giúp bé không bị phân tâm
Có những đứa trẻ rất nhanh chán, con chỉ muốn chơi với món đồ chơi này một chút rồi lại bỏ bê và tìm thấy niềm vui với một món đồ chơi khác. Lý do là vì bé có kỹ năng tập trung không đủ tốt hoặc có thể bởi vì con không thể giải quyết được khó khăn trước mắt nên bỏ cuộc. Chẳng hạn, khi chơi trò xếp nhà gỗ, con chỉ mới xây dựng một nửa nhưng lại bỏ cuộc. Đây cũng là một biểu hiện của tâm lý sợ khó.
Vì vậy, bố mẹ có thể giúp đỡ con vượt qua chướng ngại tâm lý này bằng cách: Khi cho con chơi, chúng ta nên đặt ra mục tiêu trong khả năng của đứa trẻ để con có thể phấn đấu. Và ngoài ra, cha mẹ nên ngồi bên cạnh cỗ vũ và giúp đỡ con hoàn thành mục tiêu của mình.
3. Ba mẹ nên làm gì khi trẻ cáu kỉnh?
Tất cả mọi đứa trẻ ở lứa tuổi mầm non đều rất hiếu chiến khi chơi với bạn bè. Điều này chứng tỏ rằng con có lòng tự trọng rất lớn, và có mong muốn mạnh mẽ trong việc giành chiến thắng nhằm nhận được sự công nhận từ mọi người.
Tuy nhiên, khi quan sát con chơi với bạn, cha mẹ nên khuyến khích con cố gắng hết sức, nhưng vẫn giữ hoà khí vui vẻ, vì bất cứ kết quả nào cũng đều đáng quý. Điều đó không những giúp cho con được tự tin hơn và còn để cho bé học được cách cạnh tranh và giành chiến thắng sao cho công bằng, dù có thua cũng không tức giận và nản lòng.
Khi con đang trong độ tuổi tìm hiểu và học hỏi từ thế giới xung quanh, những trò chơi vui vẻ và lành mạnh không chỉ mang lại niềm vui vô hạn cho trẻ mà còn giúp trẻ thử nghiệm và nhận thức mọi thứ, nhờ đó làm giàu kiến thức và giúp chính mình phát triển tính cách toàn diện. Do đó, nhiệm vụ của cha mẹ là biết lồng ghép khéo léo các bài học giáo dục phù hợp vào đó để hỗ trợ cho quá trình học hỏi này của con nhé.
4. Những tính cách cần được nuôi dưỡng trong bé
– Sự ngây ngô, hiền lành:
Trẻ em khi mới sinh ra luôn luôn là một tờ giấy trắng, càng lớn mà con vẫn giữ được sự đơn thuần thuở ban đầu, đây là một điều rất đáng khích lệ.
Tuy nhiều người có quan niệm rằng nếu một cá nhân có bản tính quá lương thiện, luôn luôn lo lắng về người khác, tương lai sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Thì trên thực tế, một người như vậy lại có cơ hội kết giao với nhiều bạn bè và được nhiều người yêu thích hơn. Và việc các mối quan hệ được mở rộng phạm vi như vậy sẽ đem lại cho họ nhiều lợi ích quý giá hơn!
Ngược lại, một người luôn giữ trong đầu quá nhiều tính toán, làm bất cứ điều gì cũng phải cân đong đo đếm lợi ích nhận được thì sẽ rất khó để tìm được những người bạn chân thành cũng như sẽ trải qua một cuộc đời đầy mệt mỏi. Do đó, cha mẹ nên bảo vệ toàn vẹn tính cách tuyệt vời này của con vì đây là đức tính cơ bản của những người thành công.
– Khiêm tốn:
Những đứa trẻ khiên tốn luôn nhận thức được những điểm yếu của mình, và những người biết thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm của bản thân sẽ không dễ dàng nản lòng, hay phẫn nộ trước những chỉ trích, khiển trách những người khác.
Trẻ em có biểu hiện khiêm tốn thường có EQ rất cao, bé luôn có thể làm dịu đi sự tức giận của người khác mà không gây tổn thương cho ai, và đồng thời cũng dành lấy nhiều sự thiện cảm của người đối diện. Ngoài ra, trẻ em dám đối mặt với những vấn đề của mình sẽ luôn luôn có một cái nhìn lạc quan về những khó khăn trong cuộc sống, từ đó tìm ra cách để giải quyết vấn đề của mình dễ dàng hơn.
– Khen ngợi người khác:
Khi một đứa trẻ cất lời khen ngợi bạn bè của mình thì nghĩa là lúc đó bé có thể nhìn thấy những điểm tốt của đối phương và học theo đó để cải thiện bản thân mình.
Một người biết đánh giá cao và công nhận điểm tốt của người khác thì tâm trí của họ sẽ luôn cởi mở và lạc quan. Ngược lại, kẻ luôn ganh tị hay khắc nghiệt với người khác sẽ chỉ tự hạ thấp giá trị của bản thân mình mà thôi.
– Có sự tập trung cao độ:
Bí mật của sự thành công đôi khi không chỉ nằm ở trí tuệ, mà để nắm bắt được cơ hội đúng lúc thì bạn sẽ cần có lòng kiên trì. Đối với một đứa trẻ, sự kiên trì có nghĩa là khả năng tập trung để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đó là một kỹ năng mà nếu con càng sớm làm chủ được, đó sẽ là hành trang càng có trọng lượng cho thành công sau này của con.
– Dũng cảm chịu trách nhiệm cho những việc làm của mình:
Nhiều bậc cha mẹ thường nghĩ rằng con vẫn còn nhỏ không hiểu chuyện, cho nên đối với những hành vi dẫu có sai trái nhưng vẫn chưa cần phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, cách nghĩ này sẽ làm cho con của họ khó khăn hơn để tìm được việc làm trong tương lai bởi vì các nhà lãnh đạo thường không tin tưởng và đánh giá cao những cá nhân như vậy.
Chính vì thế, nếu con đã sở hữu một tính cách có trách nhiệm như vậy ngay từ khi còn nhỏ, đây sẽ là một ưu điểm vô cùng quý giá mà các bậc cha mẹ nên chú trọng việc giúp con nuôi dưỡng và phát triển thêm nhé.
Ngoài ra, nếu cha mẹ có ý muốn tìm hiểu một số phương pháp nuôi dạy con hiệu quả, hãy truy cập vào đây nhé.