Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ 4.0, nhiều doanh nghiệp đã và đang ứng dụng hệ thống đào tạo trực tuyến vào đào tạo, nâng cao kỹ năng cho nhân viên. Điều này cũng gia tăng sự tương tác giữa các học viên với nhau bởi hệ thống LMS sở hữu khả năng thiết kế bài giảng đa phương tiện. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn 5 cách xây dựng khoá học hiệu quả, tăng tương tác trên LMS.

1. Ứng dụng phương pháp MicroLearning

Ứng dụng MicroLearning trong giảng dạy trên hệ thống đào tạo trực tuyến  

Ứng dụng MicroLearning trong giảng dạy trên hệ thống đào tạo trực tuyến

MicroLearning là một ý tưởng đào tạo tương tác sẽ giúp bạn thay đổi cách truyền tải bài học của mình. Chiến lược này biến nội dung của khoá học thành những bài học nhỏ, thời lượng ngắn, chỉ tập trung vào các chủ đề, thông điệp chính. So với phương pháp dạy truyền thống, kiến thức được trình bày thông qua các module dài, đôi khi sẽ gây bão hoà kiến thức. Nhưng khi bạn áp dụng chiến lược học tập vi mô, người học có thể tiếp thu thông tin tốt hơn nhiều và ngăn ngừa tình trạng quá tải nhận thức. 

Với tính chất ngắn, các khóa học MicroLearning có thể được hoàn thành chỉ trong vài phút, không giống như các khóa học truyền thống mất hàng giờ hoặc vài ngày để hoàn thành. Nhìn chung, phương pháp học MicroLearning giúp quá trình đào tạo của bạn dễ hiểu hơn, hấp dẫn hơn và ít tốn thời gian hơn. Khi triển khai trên hệ thống đào tạo trực tuyến, học viên dễ dàng tìm lại nội dung bài học mà không phải tua đi tua lại một đoạn video dài 2-3 tiếng. 

2. Tăng tương tác giữa các học viên với Gamification

Gamification giúp buổi học trở nên thú vị và thúc đẩy tương tác  

Gamification giúp buổi học trở nên thú vị và thúc đẩy tương tác

Một cách để làm cho việc đào tạo trở nên thú vị và có tính tương tác là sử dụng trò chơi hóa (Gamification). Ý tưởng này là phương pháp chuyển đổi các module đào tạo thông thường thành các trò chơi vui nhộn hoặc cạnh tranh bằng cách vào các bài học. Nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng các yếu tố vui chơi trong môi trường làm việc có thể thúc đẩy đáng kể sự gắn kết và hứng thú của nhân viên. Các ví dụ về trò chơi hóa có nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn như giải câu đố, chiếc nón kỳ diệu,… Đó là một cách hiệu quả để chống lại sự thụ động của nhân viên khi tham gia đào tạo. Khi việc học không còn giống như một nhiệm vụ nhàm chán khác, các bài học nhỏ được ứng dụng trong game đã được chứng minh là mang lại tỷ lệ hoàn thành 90% (hoặc cao hơn) so với các khóa học E-Learning thông thường.

3. Kết hợp học tập xã hội thông qua các cuộc thảo luận

Học tập xã hội (Social learning) là một ý tưởng đào tạo tương tác nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các nhân viên trong việc học các chủ đề nhất định. Chiến lược này cho phép người học chia sẻ kiến thức, chuyên môn và kinh nghiệm trong tổ chức của bạn. Bạn có thể áp dụng các công cụ và nền tảng nơi nhân viên của bạn có thể thảo luận về các bài học đào tạo của họ. Bằng cách này, họ có thể giúp đỡ lẫn nhau để cải thiện hiệu quả công việc. Nó cũng cho phép người học của bạn chia sẻ những hiểu biết, kinh sâu sắc từ những trải nghiệm họ có khi làm việc, điều này sẽ giúp mọi người trong nhóm làm việc hiệu quả hơn.

4. Ứng dụng các case study vào bài học hơn là lý thuyết suông

Nhân viên không thể cải thiện tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề nếu không thực hành. Vì vậy, để tránh những tình huống như vậy, cấp quản lý nên khuyến khích nhân viên giải các case study, phân tích vấn đề và các tình huống thực tế để hiểu rõ hơn lý thuyết đã học và nâng cao kỹ năng ứng phó với công việc.

5. Áp dụng Digital Storytelling

Digital storytelling là phương pháp học tập sáng tạo lấy người học làm trung tâm  

Digital storytelling là phương pháp học tập sáng tạo lấy người học làm trung tâm

Digital storytelling số là một hình thức sản xuất phương tiện kỹ thuật số ngắn cho phép mọi người tạo và chia sẻ câu chuyện của họ trực tuyến. Đây là phương pháp học tập sáng tạo lấy người học làm trung tâm. Với Digital storytelling, người học là người kiểm soát nội dung của khóa học cũng như cách nó sẽ diễn ra. Tuy nhiên, điều làm cho nó trở thành một phương pháp đào tạo hiệu quả là nó gợi lên cảm xúc. 

Đây là một ví dụ tuyệt vời về việc sử dụng cách kể chuyện kỹ thuật số trong các chương trình đào tạo trực tuyến dành cho nhân viên: Ghi lại ngày làm việc của nhân viên và sử dụng nội dung đó làm nội dung cho khóa học giới thiệu. Bằng cách này, khi bạn tiếp nhận những nhân viên mới, bạn sẽ đặt ra những kỳ vọng phù hợp cho các vai trò cụ thể trong tổ chức và mang lại bộ mặt nhân văn cho tổ chức của bạn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến liệu quan trọng như thế nào?

Tổng kết

Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu cho bạn những cách xây dựng khoá học tăng tương tác trên hệ thống đào tạo trực tuyến. Hy vọng với bài viết này, doanh nghiệp sẽ có trang bị được cho mình nhiều thông tin hữu ích để thiết kế bài giảng một có trực quan, hiệu quả hơn. Hệ thống MGE là một trong những đơn vị hỗ trợ tổ chức xây dựng nền tảng dạy học online chuyên nghiệp với chi phí phải chăng. Nếu bạn có nhu cầu xây dựng LMS, hãy tìm hiểu về MGE và liên hệ để được tư vấn tốt nhất nhé!

Nền tảng đào tạo trực tuyến MGE dành cho nội bộ doanh nghiệp