Giáo dục Việt Nam đang đã và đang có những bước chuyển rõ rệt, từ giáo dục truyền thống nâng lên giáo dục mang tầm cỡ quốc tế. Và giáo dục song ngữ không chỉ được phát triển ở đông bằng mà ngày nay, trẻ em vùng cao còn được tiếp cận với mô hình giáo dục này. Môi trường song ngữ đã thay đổi cuộc sống của những trẻ em này ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin thú vị sau đây nhé!

1. Kết quả thí điểm chương trình song ngữ ở vùng cao

Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ em vùng dân tộc thiểu số và khó khăn ở các tỉnh như Cao Bằng, Lai Châu, v.v… các mạnh thường quân cũng như các tổ chức chính phủ đã cùng chung tay góp sức để thí điểm mô hình giáo dục song ngữ tại các tỉnh vùng cao. 

Như chúng ta đã biết, trẻ em vùng cao đa phần là dân tộc thiểu số với tiếng mẹ đẻ là Dao, Thái, Mông, Nùng, v.v… vì thế triển khai mô hình giáo dục song ngữ là dạy thêm tiếng Việt cho các bé, nhằm đưa các em hòa đồng với trẻ em vùng đồng bằng. 

Giáo dục song ngữ cho trẻ em vùng cao là điều cần thiết

Trẻ em vùng cao thường gặp nhiều khó khăn trong vấn đề học tập vì rào cản ngôn ngữ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt. Đó là chưa kể phương pháp học tập bị hạn chế, điều kiện kinh tế khó khăn và môi trường không thuận lợi. Vì vậy mà các em ít khi được chủ động học tập hoặc có sự tích cực trong học tập. Phần lớn kết quả học tập của trẻ em vùng cao ở mức thấp, thậm chí có bé phải bỏ học giữa chừng, dẫn đến mất đi rất nhiều cơ hội trong cuộc đời các em sau này khi lớn lên. 

Với sự hỗ trợ và giúp đỡ của Liên minh Châu Âu, chương trình song ngữ vì trẻ em vùng cao đã được khởi động và có những bước chuyển đầu tiên. Bắt đầu từ năm 2016, sau 2 năm thực hiện, năm 2018 vừa qua, các bé vùng cao đã nhận được một luồng gió mới trong giáo dục, nhất là ở các khu vực còn nhiều khó khăn, các em được tiếp cận với giáo dục mầm non và tiểu học chất lượng, phù hợp. Kết quả mang đến niềm vui trong học tập cho các bé và gia đình. 

Từ khi mô hình này triển khai và thí điểm, các em và gia đình dân tộc thiểu số có dịp hưởng ứng tuần lễ giáo dục toàn cầu, những giờ sinh hoạt ngoại khóa vui nhộn, các cuộc họp phụ huynh được diễn ra hàng tháng, v.v… các em cũng dần biết đọc biết viết tiếng mẹ đẻ và cả tiếng Việt. 

>>> Xem thêm: Mô hình giáo dục của trường mầm non quận 3

2. Mục tiêu nhân rộng mô hình giáo dục song ngữ vùng cao

Những tích cực nhận được từ mô hình giáo dục song ngữ, đời sống trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng đã được cải thiện đáng kể, các em thích đi học hơn và hăng hái tham gia các hoạt động, trò chơi. Tỉ lệ chuyên cần cũng tăng lên 98% trong năm 2018 vừa qua. Song song đó, các bậc cha mẹ cũng dần hiểu được tầm quan trọng của giáo dục và tạo mọi điều kiện để con em đến trường, thường xuyên trao đổi với giáo viên trong các buổi sinh hoạt. 

Giáo dục lan tỏa, môi trường thuận lợi hơn, học sinh cũng tiếp thu nhanh kiến thức, mạnh dạn tự tin hơn trước rất nhiều. Từ những vùng hẻo lánh, xa lạ với nền giáo dục và công nghệ, giờ đây các em được tiếp cận rất nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua giáo dục, tỉ lệ học sinh yếu kém giảm hẳn và bắt đầu có những xếp hạng khá, giỏi. 

Giáo dục mầm non vùng cao được cải thiện đáng kể

Để đạt được những thành công vượt bậc này không thể không kể đến đội ngũ giáo viên nhiệt tình với công việc, luôn tạo ra những sân chơi bổ ích, môi trường sư phạm thân thiện, cởi mở, thu hút các em. Mỗi ngày đến trường với trẻ là một niềm vui, được giao tiếp với thầy cô bằng tiếng mẹ đẻ hoặc tiếng Việt, giúp các em cảm thấy hứng khởi hơn. 

Với những kết quả đạt được như trên, trong thời gian tới, giáo dục mầm non và tiểu học tại các trường vùng cao sẽ được nâng lên thêm, cụ thể là đưa tiếng Anh vào giảng dạy. Để các trẻ em, gia đình vùng núi đều có thể nói tiếng Anh trôi chảy và giao tiếp tốt. Điều này sẽ góp phần không nhỏ cho ngành du lịch nước nhà, khách du lịch sẽ có dịp ghé thăm những thôn làng Việt Nam và mở rộng thêm nền kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân nơi đây. 

Mong rằng những thông tin trên sẽ góp thêm phần thú vị cho nền giáo dục. Để chúng ta thấy rõ tầm quan trọng và những cải tiến đáng kể của việc dạy và học trong thời kì hội nhập như hiện nay. Các bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về giáo dục vùng đồng bằng thì có thể tham khảo bằng cách click vào đây nhé!