Trẻ em thường có kỹ năng sống mầm non rất kém. Đặc biệt là kỹ năng tự kiểm soát bản thân. Vậy nên cha mẹ cần chú ý dạy cho con kỹ năng sống mầm non tự kiểm soát bản thân ngay từ khi bé còn nhỏ.
1. Khả năng tự kiểm soát bản thân
Trẻ từ giai đoạn 2 tới 3 tuổi thường hay bộc phát những cảm xúc và hành vi mất kiểm soát như hay tỏ ra giận dỗi, cáu gắt mỗi khi thấy có gì không vừa ý… Ở giai đoạn này bé vẫn chưa hiểu được những gì được phép làm và không được phép làm. Khả năng tự kiểm soát bản thân của bé ở giai đoạn này rất thấp. Bé chưa hiểu được và chưa biết cách làm thế nào để kiểm soát được cảm xúc của bản thân mình. Tuy nhiên, nếu cha mẹ kiên trì giúp đỡ và dạy con đúng cách ở giai đoạn này thì con sẽ dần dần học được cách kiềm chế lại và có những phản ứng lành mạnh.
2. Cách dạy trẻ tự kiểm soát bản thân trong tình huống cụ thể
Nhiều người lớn thường làm lơ trước những hành vi mất kiểm soát của con trẻ và thường cho rằng vì bé còn nhỏ nên mới có những hành vi như thế. Và cho rằng khi con lớn con sẽ tự động biết kiểm soát tính khí của bản thân. Tuy nhiên, trên thực tế nếu chúng ta dạy trẻ kiểm soát bản thân không tốt thì khi trẻ lớn trẻ vẫn sẽ là không biết cách để kiềm chế cảm xúc của mình. Vậy nên ngay từ giai đoạn trẻ 2 tuổi trở lên cha mẹ phải dạy con những kỹ năng sống mầm non kiểm soát cảm xúc của bản thân thật tốt.
Hãy tập giữ cho trẻ bình tĩnh. Ngay cả chính bản thân chúng ta đôi khi cũng mất bình tĩnh trước những tình huống bất ngờ xảy ra trong cuộc sống. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể vì thế mà bỏ qua cho trẻ khi thấy trẻ mất bình tĩnh. Khi thấy trẻ mất bình tĩnh bạn cần phải nói với trẻ cần giữ bình tĩnh lại và chỉ cho bé rằng thái độ như vậy là không tốt. Đồng thời khi bạn thấy bé mất kiểm soát hãy tìm cách phân tán sự chú ý của bé. Bạn hãy hướng bé tới một khu vực khác yên tĩnh hoặc gợi ý bé chơi một trò chơi khác để bé thư giãn hơn hay đề nghị bé tập hít thở để thư giãn hơn.
Ngoài ra, bạn cũng tránh việc nhốt bé vào một góc mà hãy tạo cho bé một không gian thoải mái với những món đồ chơi hay cây cối để bé thấy thoải mái hơn. Việc nhốt bé vào một góc chật hẹp sẽ khiến bé cảm thấy bức bối khó chịu. Điều này cũng chính là nguyên nhân khiến bé dễ mất kiểm soát hơn. Hơn nữa, sau khi bé đã bình tĩnh lại hơn rồi bạn hãy ôm bé và trò chuyện với bé để hỏi về cảm xúc của bé hiện tại. Hãy thường xuyên thảo luận với bé về tình huống có thể xảy ra và hỏi bé sẽ xử lý như thế nào trong tình huống đó. Khi thấy bé có hành vi và thái độ không đúng mực hãy phân tích cho bé về tình huống đó và để bé hiểu những hậu quả của hành động đó và đưa ra lời khuyên rằng bé cần xử lý như thế nào trong tình huống đó.
>>> Xem thêm: Du học với chương trình quốc tế Cambridge cho học sinh
3. Cách tạo thói quen tự kiểm soát bản thân cho trẻ
Chúng ta thường dễ mất kiểm soát khi bản thân đang trong tình trạng stress, căng thẳng. Do đó với việc dạy trẻ kỹ năng sống mầm non kiểm soát bản thân không chỉ là khuyên trẻ nên làm những gì mà còn cần phải tạo cho bé tâm trạng luôn thư giãn thoải mái. Bạn hãy gợi ý cho bé những hành động giúp bé giải tỏa cảm xúc tốt hơn thay vì làm tổn thương bản thân và người khác bằng những hành động cáu găt hay hét lớn. Hãy dạy bé thử giải tỏa cảm xúc bằng việc vò giấy và ném đi hoặc nhảy lên nhảy xuống để tâm trạng tốt hơn.
Hàng ngày hãy dạy bé thực hành cách tự kiểm soát bản thân bằng cách chủ động chơi một vài trò chơi làm bé phải chờ đợi. Những trò chơi kiểu này sẽ giúp bé rèn luyện tính kiên nhẫn với sự tăng dần của thời gian.
Hãy giúp bé phân biệt những hành vi sai trái và cho bé biết về tác hại của hành vi đó đối với bé và với người khác để bé hiểu được và không gây ra những hành vi sai trái đó nữa. Đồng thời bạn hãy đưa cho bé một số gợi ý để lựa chọn nên làm gì với những tình huống mà bé có thể sẽ mất kiểm soát. Bạn cũng có thể đề xuất cho bé những giải pháp thay thế trước những đòi hỏi của bé. Ví dụ như thay vì mua đồ chơi mới cho bé khi bé đòi mua, bạn hãy cùng bé tạo ra các món đồ chơi mới từ những món đồ chơi có sẵn ở nhà. Cách này còn giúp tăng tính sáng tạo cho bé nữa.
Trong gia đình bạn cần lập ra những quy tắc để cả gia đình làm theo. Như vậy bé sẽ quen với việc sống trong những quy tắc và hãy áp dụng nhất quán không nên thay đổi sẽ làm bé khó tạo được thói quen.
Trẻ ở giai đoạn mầm non thường có tâm lý khác với những đứa trẻ trưởng thành, vì vậy cha mẹ cũng cần phải đọc các tài liệu để tìm hiểu về tâm lý của trẻ ở giai đoạn này giúp bạn dự đoán được các hành vi của trẻ và có cách ứng phó phù hợp.
Đôi khi chúng ta cũng thường có những hành động mất bình tĩnh theo bé khi thấy bé tỏ ra giận dữ và bạn không thể nào khiến bé ngừng tức giận được. Khi đó bạn hãy cố gắng kiềm chế, bình tĩnh chờ đợi và suy nghĩ về điều bé muốn và bé học được gì từ những trải nghiệm này.
Cuối cùng để giúp dạy con kỹ năng sống mầm non kiềm chế cảm xúc của bản thân thì cha mẹ cần phải hết sức kiên nhẫn và tạo lập cho con thói quen bình tĩnh xử lý vấn đề tốt hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần dạy thêm cho con nhiều kỹ năng sống mầm non khác ở giai đoạn trẻ mầm non này để trẻ trưởng thành tốt hơn của các giáo viên của trường quốc tế Việt Úc VAS tại đây.