Thói quen tự chăm sóc sức khỏe không chỉ giúp bé bảo vệ bản thân mình tốt hơn mà còn giúp trẻ tự lập. Theo VAS – trường mầm non quốc tế tại TP.HCM, dưới đây là những việc mà bố mẹ cần hướng dẫn để con phát triển thói quen tốt và tạo nền tảng tự lập khi trẻ vào học mẫu giáo.

Rửa tay

Cha mẹ cần dạy con rửa tay từ sớm, tập cho con thói quen sau khi chơi, đi vệ sinh, trước khi ăn phải rửa sạch tay. Với những trẻ còn bé chưa thể với đến bồn rửa tay hay tự vặn vòi nước, bố mẹ có thể chuẩn nước nhỏ để con có thể tự vệ sinh đôi tay của mình. 

Rửa tay giúp con bảo vệ sức khỏe khỏi các vi khuẩn

Quan trọng là bố mẹ cần dạy con cách rửa tay đúng với xà bông. Với các bé nhỏ có thể khơi gợi sự thích thú của con bằng trò chơi chà hai lòng bàn tay để tạo ra bong bóng xà phòng. Các bé thường bị hấp dẫn bằng những sự vật mới lạ và sẽ hợp tác cùng bố mẹ hoàn thành nhiệm vụ rửa tay.

>>>Xem thêm: Giáo dục phổ thông với định hướng chương trình học STEM

Vệ sinh răng miệng

Thói quen đánh răng hàng ngày giúp con có hàm răng trắng sáng

Các nha sĩ thường khuyến khích bậc phụ huynh chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ những chiếc răng đầu tiên. Trên thị trường, bàn chải dành cho em bé được phân loại rất rõ ràng cho trẻ bắt đầu từ 6 tháng tuổi. Bạn có thể lựa chọn những loại bàn chải phù hợp với độ tuổi của con. Nên lựa chọn những bàn chải lông mềm, đầu tròn để tránh làm đau con, do răng của các con thường rất thấp, chọn bàn chải quá cứng dễ làm tổn thương nướu. Ở độ tuổi này, trẻ chưa cần thiết sử dụng kem đánh răng.

Khi trẻ 2-3 tuổi, bố mẹ có thể sử dụng các loại kem đánh răng không chứa flour an toàn khi con vô tình nuốt phải. Bố mẹ nên duy trì hoạt động đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy.

Thay quần áo

Bố mẹ nên tập cho con tự mặc quần áo trước 3 tuổi

Theo trường mầm non quốc tế tại TP.HCM, việc trẻ tự thay quần áo là một trong các kỹ năng cơ bản, cần có khi bé đi học mẫu giáo. Khi hướng dẫn con tự thay quần áo, bố mẹ nên bắt đầu bằng những bộ đồ đơn giản. Khi con thành thục hãy tiếp tục dạy con tự mặc những quần áo phức tạp hơn. 

Bên cạnh đó, hãy hướng dẫn con lựa chọn quần áo phù hợp với thời tiết. Chẳng hạn như trời nắng, con nên mặc quần áo thoáng mát, khi thời tiết lạnh hãy hướng dẫn con giữ ấm bản thân bằng áo khoác, tất chân và khăn quàng cổ.

Học xì mũi đúng cách

Sổ mũi là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Việc làm sạch các chất nhầy trong mũi sẽ tránh nước mũi ứ đọng ở thành cổ gây ho, nặng hơn là viêm hô hấp, viêm phổi.

Trò thổi bông giúp con tập xì mũi hiệu quả

Bạn có thể hướng dẫn con xì mũi qua trò chơi đơn giản với cục bông gòn. Hãy hướng dẫn bé dùng luồng hơi từ mũi di chuyển, bay ra khỏi lòng bàn tay mẹ. Khi con đã thành thạo việc thổi ra bằng mũi, mẹ hướng dẫn con lấy giấy vệ sinh, dùng tay ấn một bên cánh mũi rồi dùng lực thổi thật mạnh bên cánh mũi còn lại để tống chất chầy ra ngoài. Lặp lại tương tự với cánh mũi kia.

Tránh xì mạnh cả hai bên cùng lúc có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ và gây ra tình trạng chảy máu cam. Sau khi đã hoàn thành, dùng một tờ giấy khác lau mặt và rửa sạch tay.

Uống nước

Dạy con uống nước mỗi ngày để đám bảo cơ thể nhận được lượng nước cần thiết

Nước là thành phần thiết yếu, quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Uống nước sẽ giúp các chức năng trong cơ thể hoạt động hài hòa, nhịp nhàng với nhau, đồng thời còn có tác dụng điều hòa thân nhiệt góp phần ngăn ngừa tóa bón và viêm đường tiết niệu. Để con có thói quen uống nước mỗi ngày, mẹ hãy để những bình nước nhỏ xinh trong tầm với của trẻ để con có thể uống nước mỗi khi khát.

Mẹ nên tập cho bé uống hết một ly nước lọc khoảng 100- 150 ml trước khi bé được uống những thức uống khác. Đồng thời, hãy để bé tự động uống để bé luôn cảm thấy mình được “tự chủ”. Một khi bé biết “chịu trách nhiệm” về thời gian và cả lượng nước uống thì lúc đó việc uống nước sẽ trở nên dễ dàng thôi!

Sơ cứu

Bố mẹ cần dạy con những kỹ năng sơ cứu cơ bản

Những trường hợp trẻ không bị thương nặng, cha mẹ có thể dạy con cách tự sơ cứu như những vết trầy xước, vết đứt tay nhỏ. Hãy chuẩn bị khay y tế nhỏ dành riêng cho trẻ và đặt ở khu vực có thể lấy được khi bạn không có mặt. Hướng dẫn con cách làm sạch vết thương, cách đeo băng dán cá nhân đúng cách hoặc cách xoa dầu cho các vết tím.

Khi bố mẹ hướng dẫn trẻ hình thành các thói quen chăm sóc sức khỏe, hãy kiên nhẫn với con. Có thể bạn phải mất 1-2 tháng để bé có thể hình thành được thói quen nhưng đây là khoản đầu tư hoàn toàn có giá trị. Thêm nữa muốn con tự chăm sóc bản thân, các vật dụng cần thiết bố mẹ nên đặt trong tầm mà con có thể với tới được. Bố mẹ cũng cần phải chỉ cho trẻ cách phân biệt các vật dụng dùng khi nào. 

Để con có những thói quen tốt, bố mẹ hãy luôn là người dẫn đường vui vẻ, tạo cho con tâm lý thoải mái để bắt đầu một thói quen tốt. Bố mẹ có thể xem thêm những chia sẻ của trường mầm non quốc tế tại TP.HCM tại đây