Đối với bé từ 3 đến 6 tuổi, các em khó lòng hiểu được nhiều câu nói mang hàm ý phức tạp của bố mẹ, vì kỹ năng tư duy ngôn ngữ vẫn chưa phát triển hoàn toàn. Thay vì nói những câu dài dòng có nhiều khẩu lệnh, bố mẹ nên tách thành những câu ngắn, đơn giản và dễ hiểu hơn cho con, ví dụ: “Hãy đến đây ngồi cạnh mẹ” hoặc “Con đi tất và mang giày nhé”. Như vậy, yêu cầu đã tách thành 2 bước lẻ dễ tiếp thu, trẻ có thể dựa vào đó mà làm theo.
Thay đổi phương thức giao tiếp để hiểu con hơn
Một trong những quan niệm sai lầm nhất của các bậc phụ huynh là cho rằng lời khen ngợi chỉ khiến trẻ tự cao, ỷ y và không còn cố gắng nữa. Không có căn cứ nào cho điều đó. Bố mẹ nếu chỉ dùng lời nói cực đoan, cho rằng các em chưa đủ giỏi, thậm chí công nhận sự cố gắng của trẻ sẽ làm cho giáo dục lệch lạc và phai mờ đi ý nghĩa thực sự vốn có của nó. Không chỉ khiến bé hiểu lầm, tổn thương mà còn sinh ra lòng đố kỵ ganh ghét.
Cha mẹ ép buộc trẻ phải hiểu và cảm thông, cho rằng các cách thức tiêu cực chính là cách giáo dục đúng đắn nên người. Nhưng liệu trẻ có thật sự đủ tư duy để hiểu hay không? Tất cả những quan niệm cổ hủ, lỗi thời cần được gạt bỏ đi để nâng cao và trung hòa cái mới, cái tốt đẹp hơn.
Lời nói cực đoan không phải phương pháp giáo dục tốt
Dùng tình yêu thương, sự dịu dàng bao dung nhằm đề cao những nỗ lực, công nhận sự tiến bộ, tha thứ những sai lầm, đó mới là phương pháp giáo dục đúng. Điều này không chỉ khích lệ con cố gắng mà còn làm nên đạo đức về lòng thương người, dịu dàng và trân quý sức lao động.
Một trong những cách dạy trẻ khi không nghe lời là đối xử dịu dàng với các em
Trẻ em không vâng lời, hầu hết là do chúng nghĩ bản thân đang cố chiều theo ý bố mẹ, chứ không thật sự muốn làm. Chính vì thế mà ý nghĩa của lời khen còn nhằm để hiểu được mong ước bên trong bé. Ở đây, ý chí tự do được đề cao hơn bao giờ hết. Hãy tạo ra môi trường, nơi các em hoàn thiện bản thân bằng một tinh thần tự nguyện và thoải mái nhất .
Nơi lời khen giúp trẻ tiếp tục cố gắng thay vì chỉ thấy nét mặt cha mẹ hài lòng. Ngoài ra, trao thưởng cũng là một cách làm tốt, cha mẹ có thể cùng bé chơi món đồ chơi yêu thích, bằng cách này sẽ tăng sự khích lệ, tính tự giác làm việc của bé. Đồng thời nuôi giữ sự tôn trọng, tình yêu thương chân thành nhất giữa bố mẹ và các con.
Khích lệ khi trẻ đạt được thành tựu
Thiết lập các hướng dẫn cụ thể cho con, bố mẹ cần đề ra hạng mục quy tắc rõ ràng, đừng biến vấn đề trở thành cơn nóng giận vô lý trong mắt trẻ. Các em vẫn chưa thật sự nhận định được đúng sai, đừng chờ các em mắc lỗi rồi mới răn dạy, quá khó để bé hiểu được. Thay vào đó, bố mẹ hãy lập nội quy, thời khóa biểu và đưa ra các “luật” mà bé phải tuân theo.
Hãy đưa ra hậu quả nếu bé không tuân thủ quy tắc. Không đồng nghĩa với việc đánh trẻ, bố mẹ nên chọn những hình phạt mang tính cấm đoán sở thích: “Nếu không dọn dẹp đồ chơi, ngày mai con sẽ không được chơi”. Trẻ sẽ có xu hướng lựa chọn điều tích cực vì mong muốn được tiếp tục vui chơi vào ngày mai.
Cố gắng tìm ra lý do tại sao trẻ cư xử bất bình, la hét và hay cào cấu xung quanh. Các con cũng có những bức xúc riêng, trước khi yêu cầu trẻ phải lắng nghe, bố mẹ nên biết lắng nghe trẻ. Giữ bình tĩnh trong khi nóng giận là phương pháp tiên tiến để các em noi gương, là tiền đề giúp bé quản lý tốt cảm xúc.
Tập cho trẻ thói quen giữ bình tĩnh
Hướng dẫn trẻ kiềm chế sự bực tức và từ từ trình bày vấn đề. Cách giáo dục này định hướng bé xử lý tình huống tốt hơn, không dùng bạo lực, cáu gắt để đối đầu với rắc rối. Nhiều khả năng con cái đã vô tình học sự nóng tính từ cha mẹ. Phụ huynh hãy cố dành thời gian để bản thân thư giãn và thấu hiểu con hơn.
Với hệ thống giảng dạy ưu tiên lòng tin và niềm hạnh phúc trẻ thơ, tin rằng sự tiên tiến trong phương pháp giáo dục cũng như trau dồi kỹ năng sống tại VAS là phương tiện rèn luyện đạo đức, nhân phẩm và là hướng phát triển tốt nhất cho trẻ sau này. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất được đầu tư về chất lượng. VAS tự hào có cho riêng mình một nền tảng giảng dạy tốt, đáp ứng thể chất tinh thần, đồng thời lộ trình giảng dạy cũng được nâng cấp tiến bộ hơn từng ngày.
Lộ trình học tại VAS bao gồm 3 lộ trình cho các bạn trẻ lựa chọn (MOET + CEP, MOET + CAP, CAPI). Với lộ trình MOET + CEP giúp các bạn tiếp cận môn học Tìm hiểu Thế giới Số, môn Công nghệ thông tin và Truyền thông. Lộ trình MOET + CAP thời lượng học tiếng Anh được tăng cường so với lộ trình CEP. Lộ trình CAP, CAPI mang tính đột phá nhất, học sinh sẽ tiếp cận phần lớn các nội dung của Chương trình Cambridge.
Hy vọng rằng, thông qua bài viết, các bậc cha mẹ đã có cái nhìn khách quan về cách dạy trẻ khi không nghe lời. Mỗi gia đình đều có một phương pháp giáo dục riêng khách, nhưng vẫn mong rằng phụ huynh sẽ đặt mình vào con trẻ để thấu hiểu hơn. Chúc gia đình luôn nhiều sức khỏe.
>>> Xem thêm: Top 15 các bài học kỹ năng sống quan trọng cho trẻ
Trẻ 5 tuổi là độ tuổi đầy tò mò và năng động, đây cũng là giai đoạn quan trọng để…
Đa số những típ lo lắng khi thuyết trình trước đám đông thường được nghe rằng là cố gắng giữ…
Ba mẹ nên biết rằng kỹ năng thuyết trình hiệu quả trước đám đông là một yếu tố quan trọng…
Ba mẹ nên biết rằng kỹ năng thuyết trình hiệu quả trước đám đông là một yếu tố quan trọng…
Kỹ năng thuyết trình hiệu quả giúp trẻ học tập tốt hơn Để giúp trẻ phát triển kỹ năng thuyết…
Bé 5 tuổi cần học những gì để có thể phát triển toàn diện 5 tuổi chính là độ tuổi…