Thời gian gần đây, tần suất diễn ra các vụ hỏa hoạn ngày càng nhiều, phần lớn nạn nhân của các vụ hỏa hoạn này lại là trẻ em. Do các em thiếu hụt kiến thức về việc xử lý khi xảy ra hỏa hoạn. Chính vì vậy, mà việc dạy các bé xử lý như thế nào trong các tình huống hỏa hoạn là cần thiết để đưa vào trong chương trình giáo dục mầm non cho trẻ.

1. Tại sao lại phải dạy trẻ xử lý tình huống hỏa hoạn

Trẻ mầm non còn rất nhỏ để hiểu biết được những mối nguy hiểm xung quanh bé. Chính vì vậy mà các bé luôn là đối tượng dễ gặp nguy hiểm nhất. Do đó chúng ta cần phải giáo dục trẻ xử lý vấn đề khi gặp phải hỏa hoạn hoặc tìm hiểu về chương trình giáo dục mầm non có dạy kỹ năng xử lý tình huống hỏa hoạn. Mục đích chính của việc này là giúp trẻ biết những mối nguy hiểm tiềm tàng xung quanh lửa. Giúp trẻ biết nguyên nhân xảy ra hỏa hoạn và cách phòng tránh để không gây ra hỏa hoạn. Thông qua nội dung bài học, trẻ phải biết các dấu hiệu khi xảy ra hỏa hoạn, và các cách xử lý khi bé ở trong tình thế nguy hiểm đó.

chương trình giáo dục mầm non dạy xử lý hỏa hoạn cho trẻ

2. Những nội dung cần dạy bé để xử lý hỏa hoạn

a. Báo cho người lớn khi phát hiện có cháy

Điều đầu tiên chúng ta cần dạy trẻ khi trẻ phát hiện ra có đám cháy đó chính là trẻ cần phải báo ngay cho người lớn biết. Vì trẻ còn quá nhỏ để có thể tự mình xử lý được các đám cháy cho dù là nhỏ. Bởi vì các bé còn quá nhỏ để nhận biết được nguyên nhân gây ra cháy và cách để dập tắt đám cháy. Vậy nên bạn nên dạy trẻ báo cho người lớn biết khi xảy ra đám cháy. 

Đối với những trường hợp xảy ra cháy. Bạn cần phải dạy trẻ phải thật bình tĩnh để xử lý tình huống, và cần nhanh chóng tìm sự giúp đỡ của người lớn. Với những tình huống như vậy, bạn nên dạy trẻ thường xuyên để luyện tập cho trẻ khả năng xử lý vấn đề bình tĩnh và kịp thời. Hãy dạy cho trẻ biết việc báo cho người lớn giúp đỡ bé xử lý đám cháy càng sớm sẽ càng giúp giải quyết được vấn đề nhanh chóng.

b. Tìm cách thoát ra khỏi nơi xảy ra đám cháy

Bạn cần dạy trẻ khi phát hiện ra đám cháy thì cần phải vừa tìm sự giúp đỡ của người lớn, vừa phải tìm cách thoát ra khỏi khu vực có đám cháy càng sớm càng tốt. Vì không khí xung quanh đám cháy rất độc hại, nếu trẻ ở lại đó quá lâu sẽ dẫn tới ngạt thở hoặc nhiễm khói độc. Bạn cũng nên dạy trẻ cách nhận biết các lối thoát hiểm xung quanh bé để bé có thể tìm đến khi xảy ra đám cháy, nhớ dạy bé không được sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn. Hãy hướng dẫn bé đi cầu thang bộ hoặc đi theo sát những người lớn xung quanh bé.

Bạn cũng nên dạy trẻ khi phát hiện ra đám cháy, cần phải nhanh chóng chạy thoát ra khỏi đám cháy, không được chạy đi tìm hay mang theo những món đồ chơi, hay vật quan trọng với bé. Bởi vì việc tìm kiếm trong trường hợp này sẽ rất mất thời gian và càng đặt bé vào tình huống nguy hiểm hơn. 

c. Cách tránh hít phải khói độc

Không khí quanh đám cháy rất là độc hại. Rất nhiều trường hợp tử vong khi xảy ra hỏa hoạn không phải là do bỏng lửa mà lại là do ngạt khói. Để tránh hít phải khói độc. Trong trường hợp này bạn cần phải dạy bé biết làm ướt khăn hoặc miếng vải nào đó mà bé tìm thấy xung quanh. Sau đó, dùng chúng để che mũi và miệng. Miếng khăn ướt có công dụng giống như một tấm màng lọc không khí, giúp trẻ không hít phải khói độc vào cơ thể bé.

Ngoài ra, bạn cần dạy trẻ không được đứng thẳng người để thoát khỏi đám cháy àm phải cúi thấp người sao cho khoảng cách của đầu với mặt đất càng gần càng tốt và di chuyển tới lối thoát hiểm gần nhất. Việc này giúp trẻ hạn chế hít phải khói độc. 

d. Ngăn khói lan vào phòng

Trong trường hợp mà đám cháy xảy ra ngay tại lối thoát hiểm duy nhất của bé, và bé không thể tự thoát ra được. Bạn cần phải dạy trẻ bình tĩnh tìm cách giữ an toàn cho mình càng lâu càng tốt để kéo dài thời gian cho tới khi có người đến giúp đỡ bé. Bạn cần dạy bé dùng miếng vải lớn nhúng nước và chặn các khe hở của cửa để ngăn khói từ bên ngoài lan vào trong phòng. Bạn cũng cần nhắc trẻ dùng khăn ướt để che miệng mũi trong trường hợp này. Đồng thời, dặn trẻ tuyệt đối không được nấp vào những nơi khó tìm hoặc không gian nhỏ. Nếu như trong phòng có cửa sổ hay ban công bạn cần dạy bé đứng ở đó và kêu gọi sự giúp đỡ, dùng những tấm vải màu sắc để thu hút sự chú ý của người khác.

e. Gọi điện nhờ sự giúp đỡ

Bạn cần dạy trẻ ghi nhớ thông tin về số điện thoại của cha, mẹ, hàng xóm. Sau khi bé đã thực hiện các bước đảm bảo an toàn trên thì cần phải gọi điện cho cha, mẹ, hoặc hàng xóm để thông báo và yêu cầu sự giúp đỡ từ họ.

chương trình giáo dục mầm non dạy trẻ kỹ năng xử lý hỏa hoạn

f. Dập lửa cháy trên quần áo bé đang mặc

Trong trường hợp không may quần áo của bé bị bắt lửa, bạn cần dạy bé nằm xuống sàn lăn qua lăn lại để dập tắt lửa hoặc chạy tới nơi có nước gần nhất để lấy nước dập tắt lửa trên quần áo. Đồng thời, lúc này khi đồ trên người bé ướt cũng giúp bé giảm nguy cơ bị bỏng. 

Việc dạy trẻ những kỹ năng này là rất quan trọng. Bởi khi gặp hỏa hoạn, không chỉ trẻ em mà còn cả người lớn thường rất dễ mất bình tĩnh và không biết cách xử lý tình huống này. Do vậy, cha mẹ nên kết hợp với việc tìm hiểu các trường mầm non có chương trình giáo dục mầm non dạy trẻ cách xử lý vấn đề khi xảy ra hỏa hoạn. Vì những trường sẽ có kinh nghiệm hơn trong việc dạy trẻ xử lý tình huống tốt hơn. 

Cha mẹ có thể tham khảo thêm về chương trình giáo dục mầm non của trường mầm non tại đây để có thể tìm cho bé một trường mầm non tốt nhất giúp bé trang bị cho mình những kỹ năng xử lý các vấn đề trong cuộc sống.