Trẻ ở lứa tuổi nào mới bắt đầu dạy kỹ năng sống mầm non và khi? Đó là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

1. Dạy kỹ năng sống mầm non cho trẻ từ 2 tuổi

Có người cho rằng trẻ 2 tuổi là vẫn còn quá sớm để dạy kỹ năng sống mầm non. Sự thật không phải vậy. Trẻ từ 2 tuổi trở đi đã có thể nhận thức về thế giới xung quanh của mình, và tự làm được một số việc cá nhân. Ngay từ giai đoạn này bạn có thể bắt đầu dạy bé những kỹ năng sống mầm non cơ bản giúp bé tự chăm sóc cho bản thân mình như dạy bé tự ăn, tự chơi, tự lấy nước uống, thay quần áo… Đồng thời bạn cũng có thể dạy bé một số kỹ năng giúp hình thành ý thức cá nhân  như việc bảo vệ môi trường thông qua việc biết tự bỏ rác vào thùng rác… 

dạy trẻ kỹ năng sống mầm non ngay từ nhỏ

Bên cạnh đó, giai đoạn này bạn cũng cần hết sức chú ý trong việc rèn luyện sự phát triển trí não của trẻ. Rèn luyện trí não cho trẻ không có nghĩa là nhồi nhét kiến thức vào đầu bé. Trẻ 2 tuổi còn quá nhỏ để học quá nhiều những kiến thức mang tính học thuật. Rèn luyện trí não ở đây chính là việc khuyến khích bé vận động tay chân nhiều hơn. Bạn nên để trẻ chơi những trò chơi như ghép lego, xâu chuỗi hạt…. Thông qua quá trình chơi những trò chơi như vậy sẽ kích thích khả năng ghi nhớ và sáng tạo của trẻ.

Bạn cũng nên dành thời gian đưa bé ra ngoài chơi mỗi cuối tuần để bé có cơ hội học hỏi mọi thứ từ bên ngoài. Đừng sợ rằng trẻ còn quá nhỏ đi ra ngoài nhiều sẽ dễ mắc bệnh. Trên thực tế, việc tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều sẽ giúp trẻ có thể tăng sức đề kháng của bản thân.

>>> Xem thêm: Giúp trẻ có thói quen đánh răng như thế nào?

2. Những kỹ năng sống mầm non cho trẻ ở giai đoạn 3-5 tuổi

a. Tính gọn gàng ngăn nắp

Bạn cần phải chú ý dạy trẻ tính ngăn nắp ngay từ nhỏ, giúp bé tự ý thức được việc cần phải sắp xếp đồ đạc gọn gàng. Đây là một kỹ năng sống mầm non tốt bạn nên chú ý dạy bé. Để dạy trẻ kỹ năng này, trước tiên bạn cần phải sắp xếp mọi đồ đạc trong nhà một cách gọn gàng trước. Bạn cần phân chia ra các khu vực để đồ riêng trong nhà và hướng dẫn cho bé biết. Đồng thời bạn cũng sẽ phải thường xuyên nhắc nhở bé tự động dọn dẹp đồ chơi để vào đúng nơi quy định sau khi bé chơi xong. Bạn chỉ nên làm mẫu cho trẻ một vài lần sau đó yêu cầu bé làm theo, chứ không nên làm cho bé hoài. Như vậy sẽ dễ dẫn đến việc bé ỉ lại vào bạn và trở lên lười biếng. Hãy nhớ để bé luyện tập dần dần tạo thành thói quen. Dần dần trong bé sẽ hình thành nên việc cảm thấy khó chịu khi thấy đồ đạc để không được gọn gàng và tự động đi dọn dẹp nó.

b. Biết yêu thương mọi thứ xung quanh

Không phải là trẻ em không biết yêu thương mà là chúng không biết thể hiện sự yêu thương như thế nào. Có những đứa trẻ vì quá yêu thương một con vật nên cứ suốt ngày xách theo nó bằng cách cầm nắm vào tai hoặc chân của nó và kéo lê đi theo mình giống như cách mà bé cầm một món đồ chơi, việc đó có thể vô tình gây thương tích cho con vật đó. Chính vì vậy, việc dạy trẻ cách để thể hiện tình cảm yêu thương là rất cần thiết. Việc này cũng giúp hình thành lên tính cách đạo đức tốt trong bé. 

c. Luôn lễ phép với người lớn

Lời chào chính là tiếng nói đầu tiên giúp xóa tan mọi khoảng cách giữa con người với nhau. Chính vì vậy, việc dạy trẻ luôn biết chào hỏi người lớn giúp trẻ có thể tự tin giao tiếp với người lớn hơn và dễ dàng hòa nhập khi bé đi ra ngoài. Việc lễ phép với người lớn cũng là một trong những quy tắc ứng xử tối quan trọng trong giao tiếp. Không những vậy, việc trẻ em luôn luôn lễ phép nghe lời cũng sẽ giúp bé được mọi người xung quanh yêu quý hơn. Để rèn luyện kỹ năng này, bạn nên bắt đầu bằng việc chào người lớn làm mẫu trước cho bé, sau đó nói bé làm theo, dần dần sẽ giúp hình thành lên thói quen và ý thức trong bé về việc phải luôn luôn chào hỏi mỗi khi gặp người lớn.

dạy trẻ kỹ năng sống mầm non khi nào

d. Phụ giúp cha mẹ

Bạn không nên nghĩ rằng, trẻ còn quá nhỏ thì giúp được gì cho bạn. Thật ra phụ giúp cha mẹ không có nghĩa là cần phải làm mấy việc như nấu ăn, rửa chén. Bạn có thể giao cho trẻ làm những việc nhỏ tùy theo sức của bé, như dạy bé bỏ đồ dơ vào máy giặt, tự gấp quần áo của mình, lấy giúp bạn một số món đồ… Việc này có thể giúp hình thành lên tính chăm chỉ trong bé. Đồng thời việc phân công công việc và yêu cầu bé hoàn thành sẽ giúp bé có tinh thần trách nhiệm hơn trong công việc, hình thành ý thức tự giác trong bé. Đây cũng là tiền đề tốt giúp trẻ sau này sẽ có ý thức chăm chỉ hơn trong việc học tập của mình.

3. Dạy kỹ năng sống mầm non cho trẻ 6 tuổi

Đây là giai đoạn rất quan trọng đối với bé. Vì từ 6 tuổi trở đi, bé bắt đầu vào học tiểu học. Chuyển môi trường mới sẽ khiến trẻ cảm thấy sốc nếu bạn không chuẩn bị tốt hành trang cho bé bước vào bậc tiểu học. Bước vào bậc tiểu học, trẻ không còn được chơi nhiều như ở trường mầm non, ở giai đoạn này việc học tập chiếm vai trò chủ đạo, bởi vậy bé cần phải được làm quen và biết trước về việc này. 

Nhiều đứa trẻ do chưa được chuẩn bị tốt hành trang sống trong giai đoạn này, dẫn đến việc các bé trở lên nhút nhát, sợ hãi, tỏ ra khó hòa nhập đối với môi trường mới thậm chí là trầm cảm. Môi trường tiểu học khác với môi trường học ở trường mầm non. Ở đây bé sẽ không còn được quan tam nhiều như ở trường mầm non. Ngoài ra, ở trường tiểu học, trẻ bắt đầu được làm quen với những môn học khác nhau, bắt đầu phải làm bài tập về nhà,… Điều này khiến nhiều trẻ cảm thấy áp lực khi không còn được vui chơi nhiều như trước nữa. 

dạy kỹ năng sống mầm non theo lứa tuổi

Để chuẩn bị tốt cho giai đoạn chuyển cấp này, khi mới bắt đầu bạn nên giới thiệu cho trẻ biết một số điều cơ bản về trường học, chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ học tập cho bé. Đặc biệt, vào ngày đầu tiên bé đến trường, cha mẹ nhất định phải dành thời gian đưa bé tới trường để giúp bé đỡ cảm thấy sợ hãi, lạ lẫm với môi trường mới hơn.

Ngoài việc tự dạy cho trẻ kỹ năng sống mầm non, bạn cũng nên tìm một trường mầm non giúp dạy trẻ rèn luyện kỹ năng sống mầm non. Việc này sẽ giúp bé dễ dàng rèn luyện kỹ năng sống hơn.