Nhiều bé khi ra ngoài xã hội đều tỏ ra khá là rụt rè, quá phụ thuộc vào cha mẹ, dẫn đến việc các bé không thể hòa nhập được với xã hội. Đó là do khi ở nhà các bé được cha mẹ bao bọc quá kĩ dẫn đến thiếu hụt kỹ năng sống mầm non cần thiết cho các bé. Vậy chúng ta cần dạy trẻ mầm non những kỹ năng sống nào?
1. Dạy trẻ tự mình làm một số việc cá nhân
a. Tự ăn
Trẻ nên học cách tự ăn ngay từ nhỏ, không nên dựa dẫm người khác. Điều này sẽ thúc đẩy tính tự lập và bản năng sinh tồn trong người bé.
Sau khi trẻ đã được 1 tuổi, ngồi vững và biết cầm nắm, bố mẹ nên tạo cơ hội để trẻ tự xúc thức ăn, cầm thức ăn để ăn; biết ăn được cái gì, không ăn được cái gì.
Ban đầu thường khá khó khăn, thông thường phải đến khi 3-4 tuổi, trẻ mới có thể ngồi ăn mà không cần người hỗ trợ, biết tự lấy cốc nước uống,…. Hầu hết các bé sẽ học được kỹ năng này khi đi nhà trẻ, nên bố mẹ không cần quá lo lắng hoặc ép buộc bé.
b. Tự sắp xếp, dọn dẹp đồ chơi
Việc dạy trẻ tự mình thu xếp đồ chơi sau khi chơi xong giúp trẻ hình thành tính ngăn nắp cho bản thân các bé. Đây là một phẩm chất tốt mà bạn nên dạy bé.
Trong gia đình bạn cũng nên sắp xếp đồ đạc gọn gàng. Đồng thời chú ý nhắc nhở bé, rằng việc sắp xếp đồ chơi sau khi chơi xong là điều cần thiết. Bạn cũng nên hướng dẫn bé về vị trí của các món đồ trong nhà và nó cần được đặt lại chỗ cũ sau khi đã sử dụng.
c. Tự chăm sóc bản thân
Bạn đừng lo lắng rằng bé của bạn còn quá nhỏ để tự chăm sóc bản thân. Vẫn có những việc bé có thể tự làm được như tự lấy nước uống khi khát nước, tự lấy đồ ăn, tự đi giày… Bạn cũng nên thay những món đồ thủy tinh trong nhà bằng đồ nhựa, để giúp đảm bảo an toàn cho bé nếu bé không cẩn thận làm rơi chúng.
Việc dạy bé tự chăm sóc bản thân cũng giúp bạn giảm bớt thời gian của bản thân vào việc chăm sóc bé, đồng thời khi bé ra ngoài xã hội bé cũng có thể tự mình chăm sóc bản thân tốt hơn.
>>> Xem thêm: Trường mầm non quốc tế tại tphcm
2. Dạy trẻ tự mình xử lý vấn đề
a. Vượt qua khó khăn
Nhiều đứa trẻ tỏ ra khá nhút nhát khi gặp khó khăn, và không thể tự mình xử lý vấn đề. Đó là do ở nhà, mỗi khi bé làm sai cái gì, ba mẹ đều chạy đến và giúp đỡ các bé làm việc đó. Điều này khiến trẻ không thể tự lập được.
Bạn cần khuyến khích bé tự mình xử lý vấn đề của bản thân. Ví dụ như khi bé bị ngã, thay vì chạy tới đỡ bé đứng lên, bạn hãy khuyến khích bé tự mình đứng dậy.
b. Phân biệt đúng sai
Có rất nhiều đứa trẻ tỏ ra rất ngang bướng, khó chịu đối với người khác. Đó là do khi ở nhà các bé đã được ba mẹ nuông chiều quá mức. Đây là hậu quả của việc thiếu hụt kỹ năng sống mầm non. Việc bạn luôn bênh vực con cái dù cho bé có làm sai. Điều này khiến bé luôn nghĩ bản thân mình đúng.
Ba mẹ không nên quá bênh vực con vô điều kiện như vậy. Nếu bạn thấy bé đang cãi nhau với bạn bé, bạn không nên chạy đến và mắng đứa trẻ kia sai rồi bênh vực con mình. Mà hãy tìm hiểu vấn đề, sau đó dạy con phân tích thế nào là đúng thế nào là sai, khuyên bé nên làm lành với bạn….
c. Tự học hỏi
Để khuyến khích trẻ có thể tự lập và trở lên thông minh hơn, bạn nên chú ý hướng dẫn bé tự mình học hỏi mọi thứ xung quanh. Dạy trẻ quan sát những thứ xung quanh.
Trẻ có thể tự biết đi giày, sau khi quan sát cách người lớn đi giày, …. Nhờ việc luôn tự học hỏi mọi thứ xung quanh giúp trẻ dễ dàng tiếp thu mọi thứ bản thân nhìn thấy, thu thập thông tin và học hỏi từ chúng một cách chủ động.
3. Dạy trẻ biết yêu thương
Gần đây, trên mạng xã hội có chia sẻ rất nhiều trường hợp rất đau lòng về việc trẻ em ngây thơ không biết gì và đã gây ra rất nhiều hậu quả đáng tiếc. Như vụ việc, một đứa trẻ ném chú chó corgi từ trên lầu 10 của tòa nhà chung cư xuống đất, chỉ vì bản thân không thích chúng. Đứa bé không hề biết rằng hành động này đã cướp đi sinh mạng của một chú chó, một vật sống. Hay nhiều đứa trẻ luôn thích phá hoại cây cối, hành hạ động vật chỉ vì nghĩ nó là đồ chơi, có thể ném hay quăng quật bất cứ nơi đâu.
Các bé không hề biết hậu quả của những hành động mình vừa làm, chính vì bé không được ba mẹ dạy kĩ năng sống mầm non đúng cách. Để giúp trẻ biết yêu thương thiên nhiên và động vật. Bạn có thể dạy bé cách trồng cây và chăm sóc chúng, chỉ cho bé những điểm dễ thương của động vật.
Kỹ năng này giúp bồi dưỡng cảm xúc tích cực của bé, dạy bé cách thể hiện tình yêu thương của bản thân. Giúp bé không chỉ biết tự mình chăm sóc bản thân và cả những người xung quanh bé nữa. Điều này giúp hoàn thiện cho bé kỹ năng sống mầm non tích cực.
Ngoài ra, ba mẹ cũng nên luôn luôn thể hiện tình yêu thương với bé và tránh để cho bé nhìn thấy bạo lực trong gia đình.
>> Tìm hiểu thêm về cách dạy trẻ kỹ năng sống mầm non