Ngày nay, thuật ngữ Đào tạo trực tuyến rất phổ biến trong thời đại mà công nghệ 4.0 đang ngày càng phát triển. Các doanh nghiệp luôn mong muốn được bức phá nhanh chóng về khoa học công nghệ và tối đa hoá trong việc đào tạo, quản lý nguồn nhân sự với mức chi phí hợp lý nhất. Vậy hệ thống đào tạo trực tuyến là gì? Ưu điểm thế nào? Khuyết điểm ra sao? Có những loại nào?

Cùng tìm hiểu về hệ thống đào tạo trực tuyến 

1. Hệ thống đào tạo trực tuyến là gì? 

Hệ thống đào tạo trực tuyến (E-learning – Electronic learning) được hiểu như là việc dùng các thiết bị điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông để chuyển tải kiến thức giữa người giảng và người học. Trong đó, mỗi thiết bị sẽ kết nối với một máy chủ có chứa các bài giảng điện tử và sử dụng một phần mềm hoặc nền tảng nhất định. Các bài giảng điện tử được trình bày dưới các hình thức video, đồ hoạ, ảnh và âm thanh. 

2. Phân loại hệ thống đào tạo trực tuyến 

2.1 Quản lý thông qua máy tính

Đối với E-learning, người dạy sẽ sử dụng máy tính để đặt mục tiêu, đánh giá kết quả học tập  và nâng cao kiến ​​thức cũng như kỹ năng của học viên. Toàn bộ quá trình được điều khiển bằng máy tính, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như chuẩn bị kiểm tra, tạo số liệu thống kê về kết quả học tập và lưu giữ hồ sơ người học. 

2.2 Hỗ trợ bởi máy tính 

Đây là phương pháp học kết hợp sử dụng máy tính với phương pháp giảng dạy truyền thống, thường được sử dụng trong môi trường giáo dục, học đường là chủ yếu. Mục đích chính của phương pháp này là để cải thiện sự tương tác giữa học sinh và giáo viên và tạo ra một không gian học tập sôi động và hấp dẫn.  

2.3 Học trực tuyến đồng bộ 

Phương thức dạy và học trực tuyến đồng bộ cho phép người học có thể học theo thời gian thực bất cứ lúc nào. Từ đó giúp cho học viên cũng như giảng viên thoải mái hơn trong vấn đề dạy và học vì có thể tự do chọn khung giờ thích hợp với nhu cầu của cả hai phía. 

2.4 Học trực tuyến không đồng bộ 

Hệ thống quản lý trực tuyến LMS này không yêu cầu học viên cố định giờ học. Việc học của con người là hoàn toàn độc lập và có thể được thực hiện ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Phương pháp này giúp họ hành động tích cực. Các công nghệ hiện đại thường được sử dụng trong phương pháp này bao gồm: Email, các khóa học trên YouTube, sách điện tử,…

Phân loại hệ thống đào tạo trực tuyến giúp bạn có phương pháp học phù hợp

3. Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống đào tạo trực tuyến

3.1 Ưu điểm

  • Không bị giới hạn về không gian và thời gian học 

Hệ thống E-learning giúp người học không phải lo ngại về vấn đề khoảng cách và thời gian. Học viên không nhất thiết phải lên lớp theo khung giờ cố định, có thể học mọi lúc, mọi nơi. Người học có thể linh hoạt điều chỉnh quá trình học nhằm đảm bảo quản lý thời gian hiệu quả, địa điểm học linh hoạt. 

  • Các bài giảng đa dạng về mặt nội dung và hình thức 

Kết hợp hình ảnh minh họa, âm thanh, tình huống, nhân vật hoạt hình trong bài giảng làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn. E-learning giúp người học không chỉ nghe bài giảng mà còn được xem các ví dụ trực quan. Học viên có thể tham gia học để có thêm kiến ​​thức. 

  • Cập nhật tài liệu học mới một cách nhanh chóng 

Với hệ thống E-learning, các doanh nghiệp có thể dễ dàng cập nhật bài học mới trong thời gian ngắn, giúp học viên tiếp cận tài liệu nhanh hơn. Tiết kiệm được phần lớn các chi phí in tài liệu, thời gian chỉnh sửa các bài giảng khi cần thiết. 

  • Sự tương tác giữa học viên và giảng viên 

E-learning là phương pháp đào tạo trực tuyến cho phép học viên dễ dàng giao tiếp trực tuyến thông qua Internet trong quá trình học. Bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, học viên có thể nhắn tin hoặc trao đổi trực tiếp với giảng viên ngay trên hệ thống. Từ đó, người học nắm bắt nhanh hơn những kiến thức được truyền đạt. 

3.2 Nhược điểm

  • Phụ thuộc vào kỹ thuật công nghệ, mạng Internet 

Hệ thống trực tuyến hoạt động trên nền tảng Internet nên hạ tầng công nghệ thông tin, đường dẫn truyền mạng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng học tập của người học. Chẳng hạn, khi học viên muốn tham gia lớp hay có thắc mắc cần giải đáp nhưng đường truyền quá yếu dẫn đến tình trạng mất kết nối, từ đó, học viên mất dần hứng thú và lơ là những điểm mình chưa hiểu. 

  • Sự hạn chế về mặt tương tác vật lý 

Do giảng viên và học viên đều chỉ tương tác, hỗ trợ nhau thông qua hệ thống nên khi có sự thắc mắc trong vấn đề học tập, học viên sẽ có đôi chút ngại ngùng. Giảng viên cũng không thể quan sát chặt chẽ thái độ học tập của người học.

  • Tinh thần tự giác của người học 

Tại Việt Nam, việc học trực tiếp với giáo viên đã quá quen thuộc với người Việt nên sự thay đổi sang hệ thống E-learning vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là tinh thần tự giác, tự học là điều khá khó khăn để thực hiện. Người học bắt buộc phải tự rèn luyện bản thân mình khi tham gia các lớp trên hệ thống. 

  •  Không thể thực hành, chỉ tiếp cận lý thuyết

Đối với nội dung học tập liên quan đến thí nghiệm, thực hành thể hiện được hoặc nếu được cũng kém hiệu quả. Hơn nữa, nó không thể thay thế các hoạt động đào tạo và xây dựng kỹ năng, đặc biệt là những hoạt động liên quan đến kỹ năng thao tác và vận động.  

Hệ thống đào tạo trực tuyến được cải thiện từng ngày để mang đến chất lượng tốt nhất 

Tổng kết

Tóm lại, thông qua bài viết trên đã có thể giúp bạn nắm bắt được những thông tin cần thiết về hệ thống đào tạo trực tuyến E-learning một cách cụ thể nhất. Mong rằng, bạn sẽ luôn xây dựng cho mình một tinh thần học tự giác, chủ động để nâng cao giá trị và hoàn thiện bản thân mình trong tương lai dù ở bất kì phương pháp học nào. 

>>> Tìm hiểu thêm: Báo cáo dữ liệu học viên chi tiết – MGE Elearning