Hầu hết những trẻ ở độ tuổi mầm non được ba mẹ bao bọc rất kỹ, không phải làm gì. Tuy nhiên khi bắt đầu vào lớp 1, trẻ sẽ tập thích nghi với môi trường mới, nhiều kiến thức phải học hơn. Do đó, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học sẽ giúp con tự tin hơn.

Dạy con biết chăm sóc bản thân

Tự chăm sóc bản thân là một trong những kỹ năng sống cho trẻ tiểu học cần được chú trọng nhất. Vì độ tuổi này nếu ở nhà trẻ không thể chăm sóc bản thân thì đến trường con có thể chăm sóc được mình hay không? Chính vì thế khi con bước vào tiểu học ba mẹ cần nghiêm túc xem con đã học được các kỹ năng chăm sóc bản thân hay chưa? Chẳng hạn như tự ăn cơm, tự đánh răng, sắp xếp đồ dùng đi học,… Khi thấy con thiếu những kỹ năng này ba mẹ cần bổ sung cho con ngay.

>>> Xem thêm: Cách dạy trẻ sống tự lập hiệu quả ngay từ khi còn nhỏ

Dạy trẻ lòng biết ơn

Một trong những kỹ năng cha mẹ cũng cần dạy cho con cái là lòng biết ơn. Dạy trẻ biết cảm ơn với những ai giúp đỡ mình hay với người nuôi dạy, sinh thành. Sự biết ơn thể hiện qua lời nói lễ phép, hành động yêu thương, bày tỏ yêu thương với người giúp đỡ mình.

Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học lòng biết ơn

Dạy trẻ cư xử văn minh

Nhiều bậc phụ huynh có suy nghĩ trẻ còn nhỏ nên cư xử sao cũng được, mọi người không nên quá khắt khe. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm, dù trẻ có nhỏ đến mấy nhưng có những hành vi bất lịch sự nơi công cộng thì sẽ bị đánh giá không cao và mọi người xung quanh thấy khó chịu. Do đó, ba mẹ cần dạy con một số quy tắc như vứt rác đúng nơi quy định, biết xếp hàng chờ tới lượt, chấp hành đúng luật giao thông,…

Dạy trẻ về lòng trung thực

Trung thực là một đức tính ba mẹ cần dạy con kỹ càng. Chẳng hạn dạy con trung thực trong thi cử, không nói ba mẹ bất kỳ chuyện gì xảy ra ở trường lớp và trong cuộc sống. Việc sống trung thực giúp trẻ được mọi người tôn trọng và yêu quý.

Dạy trẻ biết thông cảm và nhận lỗi

Khi trẻ lên 6 tuổi thì ba mẹ nên cho trẻ học cách thông cảm, biết ơn với người khác và dám nhận lỗi khi làm sai. Cha mẹ có thể cho trẻ biết mọi người trong cuộc sống đều có những lỗi lầm, quan trọng là mình biết nhận và sửa chữa lỗi lầm đó. Cách xin lỗi phải chân thành và biết rút kinh nghiệm cho sai sót của bản thân. Đối với những người có hoàn cảnh khó khăn cần thông cảm, giúp đỡ thay vì chê cười họ.

Dạy trẻ tói quen ăn uống lành mạnh

Trẻ thường thích ăn vặt, uống nước ngọt, đồ ăn nhanh,… đây là những món ăn không tốt cho sức khỏe. Lúc này ba mẹ cần cho trẻ thấy tác hại khi ăn những đồ ăn này quá nhiều với cơ thể. Dạy cho con nhận biết thực phẩm tốt cho sức khỏe nên ăn cho cơ thể và tinh thần.

Dạy trẻ biết quản lý chi tiêu

Các mẹ cũng nên dạy trẻ kỹ năng chi tiêu cho trẻ 6 tuổi. Nếu con học được cách quản lý tiền bạc từ nhỏ thì sẽ chủ động và tự chủ trong tài chính khi trưởng thành. Ba mẹ có thể cho trẻ tham gia lên kế hoạch mua sắm, mua hàng và thanh toán khi đi chợ hay siêu thị. Hay tập cạc tiết kiệm và dùng tiền thông minh.

Học tập và vui chơi khoa học

Trẻ thường thích chơi và không muốn học, lúc này ba mẹ cần nói cho trẻ về tầm quan trọng của việc học và cùng trẻ xây dựng thời khóa biểu hợp lý cho việc học hay vui chơi, ăn uống. Ban đầu trẻ khó có thể làm theo nhưng sau 1-2 tuần trẻ sẽ hình thành được thói quen.

Dạy trẻ biết cách phòng chống xâm hại

Thực tế phụ huynh thường quên dạy con kỹ năng này. Ba mẹ cần dạy cho con cách phòng vệ khi gặp đối tượng xấu, không đi theo người lạ, không cho bất kỳ ai đụng chạm vào cơ thể ở những khu vực bên trong đồ lót. Khi gặp những trường hợp như vậy con cần tránh xa và báo cho ba mẹ.

Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học chống xâm hại

Dạy trẻ nhớ địa chỉ nhà, số điện thoại của ba mẹ

Khi có những tình huống bất ngờ xảy ra như lạc đường, nếu trẻ không nhớ địa chỉ nhà hay số điện thoại của ba mẹ thì rất khó để nhờ sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Chịn vì thế, ba mẹ nên cho trẻ học thuộc các thông tin của ba mẹ, địa chỉ nhà phòng trường hợp xấu nhất xảy ra.

Kết,

Trên đây là những kỹ năng sống cho trẻ tiểu học mà ba mẹ cần chú ý để trang bị tốt nhất cho trẻ khi bước vào cấp 1 để con phát triển toàn diện và lành mạnh.