Categories: Giáo dục

Những quan niệm dạy con sai lầm ba mẹ nên tránh

Việc có những quan niệm sai lầm trong cách dạy con sẽ ảnh hưởng rất lớn cho con trẻ sau này. Chính vì vậy mà các trường mầm non quận 10 đã chia sẻ cho các bậc cha mẹ biết để tránh những quan niệm sai lệch này làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

1. Phản ứng thái quá với lỗi lầm của con

Nhiều cha mẹ khi thấy con làm sai việc gì thường hay nổi nóng và cáu gắt, mắng chửi con thậm chí là đánh chúng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ. Trẻ biết việc làm của mình là sai, nhưng sau đó sẽ không dám làm và sợ làm những việc khác. Dần dần hình thành tính nhút nhát rụt rè trong trẻ. Trẻ cũng sẽ bị chậm phát triển hơn so với những bạn nhỏ cùng trang lứa với trẻ.

Vì vậy thay vì tức giận mỗi khi trẻ làm sai, cha mẹ hãy nên bình tĩnh lại, cùng con nhìn nhận vấn đề và cùng con tìm ra giải pháp để sửa sai vấn đề đó. Điều này sẽ giúp cho trẻ học hỏi việc đó một cách nhanh hơn và dễ dàng hơn. Đôngbthời cũng giúp kích thích sự phát triển và tinh thần ham học hỏi của bé.

2. Liên tục phàn nàn về con

Những lời trách mắng trẻ ở một mức độ nào đó sẽ là tốt cho trẻ, giúp trẻ nhận ra mình sai và sửa lại. Tuy nhiên nếu như bạn cứ phàn nàn liên tục và trách mắng trẻ quá nhiều sẽ khiến trẻ càng ngày càng trở lên tự ti hơn. Trẻ sẽ luôn cho rằng mình vô dụng và không được cah mẹ yêu thương. Dần dần trẻ sẽ càng trở lên xa cách với cha mẹ hơn. Không muốn tâm sự với cha mẹ cũng không còn muốn chơi đùa cùng cha mẹ nữa.

Vậy nên, thay vì liên tục trách mắng, phàn nàn về bé, khiến bé trở lên tự ti, bạn hãy thay đổi bằng cách luôn khen trẻ và khuyến khích trẻ khi trẻ có hành động tốt.

>>> Xem thêm: Ngôi trường có chương trình quốc tế Cambridge dành cho con

3. Thường xuyên phàn nàn về cuộc sống trước mặt trẻ

Trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc và tâm trạng của người khác. Chính vì vậy mà chúng sẽ rất dễ bị ảnh hưởng tâm lý bởi những gì mà cha mẹ đang thể hiện cho chúng thấy. Việc bạn thường xuyên than vãn về những vấn đề trong cuộc sống như vấn đề chi phí sinh hoạt tăng, thiếu thời gian rảnh rỗi,…. sẽ khiến trẻ cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi theo bạn. Lâu dần sẽ hình thành lên tâm lý lo lắng rằng liệu mình có phải là nguyên nhân khiến cha mẹ trở lên như vậy. Điều này có ảnh hưởng rất không tốt trong sự phát triển não bộ của trẻ.

4. Không giữ đúng lời hứa với con

Việc giữ đúng lời hứa với trẻ sẽ giúp trẻ hình thành lên sự tin tưởng và niềm tin đối với cha mẹ của mình. Đồng thời việc này cũng giúp cho con hình thành lên thói quen luôn giữ lời hứa khi đã hứa với người khác, tạo sự tin tưởng đối với những người xung quanh bé.

Vậy nên cha mẹ cũng đừng nên chỉ hứa suông với bé sau đó quen ngay mà không chịu thực hiện. Như vậy sẽ khiến trẻ cho rằng việc giữ lời hứa không hề quan trọng và cũng sẽ trở thành một người hứa suông y như vậy sau này.

5. Nói xấu người khác trước mặt con

Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên đối với con cái của mình trong việc nuôi dạy chúng. Vì vậy, những hành động và việc làm, lời nói của cha mẹ sẽ rất dễ ảnh hưởng tới trẻ. Do vậy, việc cha mẹ cứ hay nói xấu về người khác trước mặt trẻ không những khiến cho bé sẽ bị ảnh hưởng bởi lối suy nghĩ đó của cha mẹ về người được cha mẹ nhắc tới. Mà điều này còn khiến mối quan hệ giữa trẻ với người đó xấu đi. Đồng thời việc này cũng sẽ hình thành lên thói quen xấu trong trẻ, đó là luôn luôn kể xấu về người khác có thể sẽ khiến bạn bè xa lánh và ghét bé hơn.

6. Giám sát con quá mức

Nhiều cha mẹ thường hay lo lắng hay bảo vệ con thái quá. Ví dụ như can thiệp quá sâu vào các mối quan hệ bạn bè của con, quản lý xem con chơi với ai, làm những gì…. Họ luôn luôn muốn biết mọi thứ về con, kiểm soát và giám sát mọi thứ xung quanh con với mong muốn đem những điều tốt đẹp đến cho con. Trên thực tế, điều này càng khiến con cảm thấy áp lực hơn. Lâu dần trẻ sẽ hình thành lên cảm giác căm ghét cha mẹ và cũng mất đi cơ hội để học hỏi những kỹ năng sống cần thiết cho bản thân bé.

7. Sắp xếp kín thời gian biểu của bé

Nhiều cha mẹ cho rằng, trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển não bộ nên cần phải học hỏi nhiều thứ từ bên ngoài. Và đây cũng là giai đoạn trẻ thảnh thơi nhất nên rất thích hợp để đăng ký cho trẻ học thêm vài khóa học phụ đạo bên ngoài, học thêm vài kỹ năng để trẻ phát triển. Tuy nhiên, việc để trẻ học quá nhiều và kín thời gian biểu ngay từ nhỏ sẽ khiến trẻ cảm thấy không thoải mái. Trẻ nhỏ cần phải chơi nhiều và có thời gian để tự do, sáng tạo và vui chơi thoải mái. Bạn không nên giới hạn thời gian chơi của bé quá nhiều bằng những khóa học khác nhau khi trẻ còn đang trong giai đoạn mầm non. Bạn cũng nên lắng nghe mong muốn của con, hỏi coi con có thích học thêm môn năng khiếu hay phụ họa nào. Sau đó mới sắp xếp lớp học cho con.

Trên đây là những sai lầm mà phụ huynh hay mắc phải trong cách nuôi dạy con mà các trường mầm non quận 10 tìm hiểu được. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin về các trường mầm non quận 10 để cùng trường nuôi dạy con, tạo điều kiện tốt nhất cho con phát triển tại đường link dưới đây: https://www.vas.edu.vn/page/180 .

admin

Comments are closed.

Recent Posts

  • Giáo dục

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi bằng cách cho trẻ tự học hỏi

Trẻ 5 tuổi là độ tuổi đầy tò mò và năng động, đây cũng là giai đoạn quan trọng để…

8 months ago
  • Giáo dục

Kỹ năng thuyết trình hiệu quả – cách vượt qua lo lắng cho trẻ để cải thiện

Đa số những típ lo lắng khi thuyết trình trước đám đông thường được nghe rằng là cố gắng giữ…

11 months ago
  • Giáo dục

Kỹ năng thuyết trình hiệu quả – kỹ năng của trẻ trong tương lai

Ba mẹ nên biết rằng kỹ năng thuyết trình hiệu quả trước đám đông là một yếu tố quan trọng…

12 months ago
  • Giáo dục

Kỹ năng thuyết trình hiệu quả – kỹ năng của trẻ trong tương lai

Ba mẹ nên biết rằng kỹ năng thuyết trình hiệu quả trước đám đông là một yếu tố quan trọng…

12 months ago
  • Giáo dục

Xây dựng nền tảng phát triển toàn diện cho trẻ với các kỹ năng thuyết trình hiệu quả

Kỹ năng thuyết trình hiệu quả giúp trẻ học tập tốt hơn Để giúp trẻ phát triển kỹ năng thuyết…

1 year ago
  • Giáo dục

Bé 5 tuổi cần học những gì để có thể phát triển toàn diện

Bé 5 tuổi cần học những gì để có thể phát triển toàn diện 5 tuổi chính là độ tuổi…

1 year ago