Ngữ pháp tiếng Anh được xem là một trong những phần quan trọng nhất đối với người học tiếng Anh. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể học tốt được phần cốt lõi này. Hầu hết chúng ta đều học sai phương pháp.
Dưới đây là một vài lỗi sai thường gặp trong quá trình học ngữ pháp tiếng Anh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Lỗi sai trong việc dịch tiếng Anh
Trong việc học ngữ pháp tiếng Anh cơ bản hiện nay, nhiều người thường có thói quen dịch tất cả những từ tiếng Anh mà mình gặp thành ngôn ngữ mẹ đẻ. Hoạt động dịch này gây trở ngại cho quá trình hiểu bài đọc. Và có rất nhiều nguyên nhân tạo ra thói quen này nhưng đa phần đều bắt nguồn từ việc không có đủ kiến thức về ngôn ngữ mục tiêu cũng như khả năng đọc tiếng mẹ đẻ kém.
Những nguyên nhân tạo thói quen này bao gồm:
– Thói quen đọc sách của người học giảm sút nặng nề. Học sinh hiện nay, kể cả những người đã đi làm thường rất ít có thói quen đọc sách, khiến cho việc đọc hiểu cũng bị giảm sút nặng nề.
– Kỹ thuật đọc sách của người học không hoàn chỉnh. Trong các trường phổ thông, kỹ thuật đọc tiếng mẹ đẻ không tách thành một môn học, hoặc thành những bài tập có hệ thống, do đó không xây dựng được một hệ thống kỹ thuật đọc trong học sinh: với mục đích gì thì đọc cái gì và đọc như thế nào. Kết quả là khả năng khai thác thông tin qua đọc bằng mắt bị hạn chế.
– Coi đọc hiểu là đọc dịch. Điều đáng quan tâm nhất là người học coi bài tập đọc hiểu chính là bài tập dịch, dịch để hiểu. Thực ra cũng không phải chỉ bài đọc mà ngay cả bài hội thoại người học cũng “thích” dịch sang tiếng Việt “để hiểu”. Đọc từng từ, từng câu. Người học khi đọc, nếu không dịch thì cũng đọc từng từ, từng câu. Gặp từ mới không biết nghĩa là tra tự điển ngay.
– Trên lớp, giáo viên khi dạy đọc thường coi bài dạy đọc hiểu là một bài rất “dễ” dạy. Họ coi dạy đọc chỉ là hoạt động đọc một lượt từ đầu đến cuối, giảng cho người học nghĩa của từ mới, rồi sau đó hỏi một vài câu hỏi để kiểm tra khả năng hiểu bài của người học; khiến bài học trở nên buồn chán.
– Do không nắm vững cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh nên gặp khó khăn trong việc đọc, từ đó theo thói quen người học thường dịch từng từ như tiếng Việt, đây là lỗi sai cơ bản và nghiêm trọng đối với những người mong mỏi theo con đường dịch thuật.
Để khắc phục những lỗi sai trong việc dịch thuật, các bạn có thể áp dụng những phương pháp sau:
– Để xoá bỏ thói quen dịch trong bài tập đọc hiểu, chúng ta cần xây dựng nhiều bài tập khác nhau; mỗi bài tập trung vào một kỹ thuật đọc hiểu. Một trong những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn hoạt động dịch của người đọc là: khống chế thời gian, tức là đọc với tốc độ nhanh.
– Khi chúng ta đưa ra một câu hỏi rồi yêu cầu người học đọc đoạn có liên quan để lấy thông tin trả lời câu hỏi đó, nếu thời gian rộng rãi thì người đọc sẽ trở lại với hoạt động dịch. Nếu thời gian bị khống chế thì người đọc chỉ có thể dùng kỹ thuật mà xử lý.
– Đồng thời, đối với việc giảng dạy ở trường, nhà trường cần xây dựng một quan niệm về đọc cho học sinh: đọc là một hứng thú, một sự cần thiết tới mức trở thành nhiệm vụ và phải trở thành một thói quen. Bên cạnh đó, giáo viên cũng đưa ra thông báo, quy định một vài quyển sách đọc bắt buộc và sẽ cho thi vào nội dung bất kỳ của những quyển sách đó, chứ không thi vào nội dung bài giảng trên lớp mà thôi.
2. Lỗi sử dụng từ trong ngữ pháp tiếng Anh
Lỗi ngữ pháp tiếng Anh bao gồm những lỗi về sử dụng sai từ loại, thành phần câu như thiếu thành phần câu, cấu tạo mệnh đề sai, lỗi về cấu trúc tương đương, lỗi về liên từ sóng đôi, v.v., lỗi về các cụm từ cố định và một số lỗi khác như dùng sai thì hay sai thể của các loại từ.
Lỗi sử dụng từ bao gồm nhóm lỗi dùng từ sai trong một văn cảnh cụ thể, ví dụ dùng “Let’s go” để giục giã thay cho “Come on” hay “far educated centre” thay cho “distance education centre”. Lỗi sử dụng lẫn lộn giữa các từ có nghĩa tương tự, ví dụ beside và besides, bored và boring.
Ngoài những lỗi trên, người học còn dễ mắc phải lỗi dùng sai hình thái của từ loại như là dùng tiền tố hoặc hậu tố sai trong khi cấu tạo từ mới, lỗi kết hợp từ sai như dùng “new information/news” thay cho “the latest information” hoặc “the latest developments” để chỉ những tin mới nhất của một sự kiện kéo dài. Ví dụ cuộc chiến Iraq 2003. Đấy là không kể những lỗi nhớ thành ngữ không chính xác gây ra sự khó hiểu, làm cho người đọc không hiểu được ý người viết muốn nói gì.
3. Nghĩ bằng tiếng Việt
Người học khi viết thường hay nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ trọn vẹn một câu hoặc một ý rồi chuyển dịch sang tiếng Anh. Một ví dụ sinh động là câu ở trên: It I can’t be short it in our work now. Chắc tác giả câu viết này muốn nói rằng “Tôi không thể thiếu (nó) trong công việc”. “Thiếu” ở đây không phải là “be short of”. Ý tưởng trên của tác giả phải thể hiện bằng câu “It can’t go without it in my work”.
Một số lỗi sai khác thường gặp ở học sinh là dùng sai giới từ hay thêm, bớt giới từ không hợp lý; dùng sai danh từ: không phân biệt giữa danh từ đếm được/không đếm được, diễn đạt ý bằng cách ghép từ.
Tuy những lỗi sai này không quá nghiêm trọng khiến người khác đọc không hiểu, nhưng nó vẫn gây ảnh hưởng đến chất lượng bài viết. Một bài viết chất lượng thì điều đầu tiên cần quan tâm đo chính là đúng ngữ pháp tiếng Anh, kể cả cách dùng các loại từ.
>>> Tham khảo thêm Phương pháp dạy tiếng Anh cho người đi làm