Có rất nhiều phương pháp dạy tiếng Anh cho người đi làm được giới thiệu trên các mạng xã hội, nhưng đâu mới thực sự là phương pháp giúp người học đạt hiệu quả nhanh nhất?. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Phương pháp dựng câu giúp người học dựng các câu tiếng Anh ở ba thể: khẳng định (affirmatives), phủ định (negatives), và các loại câu hỏi (interrogatives) như câu hỏi Yes/No, câu hỏi với Wh-, câu hỏi chọn lựa (alternative questions), câu hỏi có đuôi (tag questions), v.v…
Có hai thủ pháp ngược nhau để tiến hành phương pháp này, nhưng cùng đưa đến một hiệu quả. Thủ pháp “implicit” giới thiệu với người học một loạt câu trong tình huống để từ đó người học tự rút ra quy tắc và tiếp tục ứng dụng vào các tình huống tương tự.
Thủ pháp “explicit” giới thiệu với người học quy tắc cấu tạo câu, cho mẫu, rồi hướng dẫn người học ứng dụng vào tình huống. Trong môi trường không có người bản ngữ thì thủ pháp “explicit” thường dễ thực hiện hơn.
– Cách thức thực hiện:
Bước 1: Cung cấp dữ liệu
Cho sẵn một số dữ liệu khác nhau (danh từ, tính từ, giới từ, v.v.) dùng để kết nối thành các loại câu. Mỗi bài tập nhằm vào một số mẫu câu, do đó việc chọn lựa dữ liệu phải phù hợp với việc dựng loại hình câu đó. Ví dụ, nếu định hướng là luyện câu hỏi với Wh- thì ngữ liệu phải bao gồm một số từ wh- (wh-words). Có hai cách cung cấp ngữ liệu:
Bước 2: Học nghĩa từ mới
Ví dụ những từ mới như return, office,… Người học nên thường xuyên tập viết từ mới, ví dụ chép mỗi từ mới ba lần, như vậy sẽ luyện được cho người học viết đúng chính tả.
Chú ý: Cho nghĩa phải phù hợp với văn cảnh của bài tập đó.
Bước 3: Dựng câu đơn riêng lẻ
Hướng dẫn người học chọn lựa những dữ liệu trên để sắp xếp thành câu đơn riêng lẻ có nghĩa. Đồng thời, hướng dẫn người học dựng được càng nhiều câu càng tốt.
Bước 4: Xếp thành từng nhóm
Sau khi dựng được một loạt câu ở Bước 3, xếp thành từng nhóm những câu có liên quan về nghĩa với nhau. Đây là bước chuẩn bị nhằm giúp người học có khả năng tiếp tục với những loại bài tập cao hơn: bài tập dựng câu ghép và câu phức hợp.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để nâng cao kỹ năng viết cho người học; đặc biệt là những phương pháp dạy tiếng Anh cho người đi làm. Đa phần các phương pháp này đều mang hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn, đồng thời người học cũng chỉ cần dành chút thời gian biểu trong ngày để luyện tập những phương pháp này.
>>>> Xem thêm: Các trung tâm tiếng Anh cho người đi làm uy tín, chất lượng
Bạn hãy tận dụng mọi đồ đạc, vật dụng trong nhà, trong phòng để gắn những mẫu giấy ghi tên tiếng Anh của tất cả những đồ vật đó và đọc tên chúng hàng ngày. Bạn cũng có thể chọn những kênh truyền hình như BBC, CNN làm kênh chính để luyện phản xạ nghe nhìn tiếng Anh của bạn hoặc có thể đặt những trang web, báo điện tử nước ngoài làm trang chính cho trình duyệt internet để thúc đẩy bản thân luyện kỹ năng đọc tiếng Anh mỗi ngày. Thậm chí, bạn cũng có thể chuyển điện thoại của mình sang chế độ tiếng Anh để quen với các từ ngữ về mảng cài đặt, hướng dẫn.
Nếu bạn là người yêu thích việc đọc sách thì những quyển truyện, sách tiếng Anh là một phương án tuyệt vời. Hãy đặt chúng trên bàn học, bàn làm việc của bạn và đọc để thư giãn khi rãnh rỗi, vừa giúp bạn giải trí, lại vừa giúp bạn quen với văn phong nước ngoài với các chủ đề, nội dung đa dạng.
Đôi khi phương pháp dạy tiếng Anh cho người đi làm không nhất thiết phải ngồi vào bàn học và học bằng những quyển giáo trình dày. Người đi làm thường không có nhiều thời gian để thực hiện những điều này như các em học sinh, nên tận dụng mọi khoảnh khắc trong cuộc sống để học sẽ giúp người đi làm dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách thoải mái nhất, giúp ghi nhớ lâu hơn.
Hãy luôn để sẵn bút viết và quyển sổ nhỏ bên mình, tạo cho bản thân thói quen ghi chép mỗi khi bắt gặp từ mới, cấu trúc mới hoặc sao chép vào điện thoại của bạn. Hãy tạo cho mình thói quen quan sát và gọi tên tất cả những đồ vật ở bất cứ đâu bằng tiếng Anh, điều này sẽ không mất quá nhiều thời gian của bạn, nhưng hiệu quả mang lại thì không hề nhỏ.
Chủ động bắt chuyện, giao tiếp với người nước ngoài về tất tần tật các chủ đề (trừ một số chủ để nhạy cảm như chính trị, tôn giáo v.v…) để hình thành phản xạ nghe nói tiếng Anh một cách nhạy bén. Thậm chí, khi một mình bạn vẫn có thể nói tiếng Anh bằng cách tự kể một câu chuyện, tự độc thoại, đừng nghĩ điều này là vô ít vì sau 1 thời gian dài bạn sẽ thấy năng lực tư duy bằng tiếng Anh của mình phát triển như thế nào.
Có thể khi bắt đầu hình thành những thói quen này sẽ khiến bạn gặp chút khó khăn và hơi gượng gạo, nhưng khi bạn lặp đi lặp lại nhiều lần chúng sẽ trở nên quen thuộc và rất tốt cho việc học ngoại ngữ của bạn.
Đừng lãng phí thời gian của mình vào những hoạt động vô ít, hãy đầu tư thời gian vào việc học tiếng Anh để tích lũy cho mình vốn tri thức mới. Khi bạn đầu tư cho tri thức thì tri thức sẽ mang lại cho bạn những vô vàng những giá trị khác mà đôi khi chính bạn cũng không ngờ tới.
Nếu bạn muốn biết thêm nhiều phương pháp dạy tiếng Anh cho người đi làm thú vị khác thì có thể truy cập vào đường link tại đây để biết thêm chi tiết nhé!
Chúc bạn sớm chinh phục được ngôn ngữ quốc tế này!
Trẻ 5 tuổi là độ tuổi đầy tò mò và năng động, đây cũng là giai đoạn quan trọng để…
Đa số những típ lo lắng khi thuyết trình trước đám đông thường được nghe rằng là cố gắng giữ…
Ba mẹ nên biết rằng kỹ năng thuyết trình hiệu quả trước đám đông là một yếu tố quan trọng…
Ba mẹ nên biết rằng kỹ năng thuyết trình hiệu quả trước đám đông là một yếu tố quan trọng…
Kỹ năng thuyết trình hiệu quả giúp trẻ học tập tốt hơn Để giúp trẻ phát triển kỹ năng thuyết…
Bé 5 tuổi cần học những gì để có thể phát triển toàn diện 5 tuổi chính là độ tuổi…