Trẻ bị tự kỷ thường rất sợ khi phải giao tiếp với thế giới bên ngoài. Điều này gây khó khăn cho trẻ khi phải ra ngoài môi trường xã hội và tiếp xúc với mọi người. Chính vì vậy mà cha mẹ cần hết sức quan tâm và có những phương pháp giáo dục kỹ năng sống mầm non phù hợp dành cho các bé bị tự kỷ.

1. Các dấu hiệu nhận biết

Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về mặt quan hệ nhân sinh, giao tiếp ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ và hành vi sở thích hạn chế và lặp đi lặp lại. Dưới đây là những biểu hiện ở trẻ tự kỷ giúp ba mẹ nhận biết sớm và có cách khắc phục

a. Có vấn đề về ngôn ngữ

Thông thường mỗi đứa trẻ sẽ có những thời điểm biết nói khác nhau. Nhưng nếu bé học nói quá chậm, bạn cũng nên chú ý vì đó có thể chính là dấu hiệu của chứng chậm nói thường xuất hiện ở trẻ tự kỷ.

kỹ năng sống mầm non cho trẻ tự kỷ

b. Giao tiếp xã hội kém

Từ 6 tháng tuổi, các bé bình thường sẽ thể hiện mối quan hệ với những người xung quanh bằng cách cười, ôm hay ánh nhìn nhận biết. Tuy nhiên đối với trẻ tự kỷ, chúng thường không thích cười hay giao tiếp với những người xung quanh bằng ánh mắt. Những đứa trẻ này cũng thường xuyên thích chơi với đồ vật hơn là chơi với mọi người xung quanh.

c. Phản ứng khi buộc phải thay đổi

Trẻ tự kỷ thường chú ý đến trật tự mà không có mục đích gì. Ví dụ như chúng thường muốn sắp xếp đồ chơi theo trật tự nhất định về kích thước, màu sắc… thay vì chơi với đồ chơi như những đứa trẻ bình thường khác. 

Khi thói quen của chúng ta bị thay đổi, chúng ta ban đầu cũng sẽ không thấy thoải mái. Tuy nhiên với trẻ tự kỷ chúng có thể sẽ thấy suy sụp, đôi khi là giận dữ khi phải thay đổi. 

2. Các phương pháp dạy trẻ tự kỷ

a. Phương pháp RDI (Can thiệp phát triển quan hệ xã hội)

Đây là phương pháp dạy trẻ tự kỷ mới được nghiên cứu và phát triển khá là hiệu quả. Cha mẹ sẽ giao tiếp với con nhiều hơn bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt chứ không quá tập trung vào giao tiếp bằng ngôn ngữ. Khi đó, nhờ quá trình dạy trẻ kỹ năng sống mầm non giúp trẻ trang bị được nhận thức tốt, trẻ sẽ dần dần tự động phát triển khả năng ngôn ngữ.
Phương pháp này gồm ba yếu tố: Dựa trên sự phát triển cảm xúc. Sự khác biệt cá nhân và dựa trên mối quan hệ.
Ưu điểm: Nhằm phát triển cảm xúc thay vì phát triển trí tuệ, khuyến khích trẻ chủ động tương tác.
Khuyết điểm: Không dạy cách học, cách phát triển trí tuệ như  những trẻ khác, hơi khó tương tác ban đầu với trẻ.

>>> Xem thêm: Giúp bé hình thành thói quen đánh răng

b. Phương pháp ABA (Ứng dụng phân tích hành vi)

Đây là phương pháp dạy trẻ tự kỷ được quan tâm nhiều nhất trong trị liệu trẻ tự kỷ và được đánh giá là một trong những phương pháp dạy trẻ tự kỷ hữu hiệu nhất hiện nay. Là một biện pháp tiếp cận khoa học nhằm hiểu rõ hành vi của trẻ. Các nguyên tắc trị liệu này được ứng dụng cho những hành vi quan trọng mang tính xã hội.

các phương pháp dạy kỹ năng sống mầm non cho trẻ tự kỷ

Phương pháp này được sáng tạo ra dựa trên các lý thuyết khoa học về hành vi. Mỗi đứa trẻ khi bắt đầu phương pháp này sẽ được kiểm tra đánh giá ban đầu để xem xét coi kỹ năng sống mầm non nào trẻ chưa có, kỹ năng sống mầm non nào trẻ đã có rồi. Sau đó chúng ta sẽ lựa chọn các bài tập, các tài liệu phù hợp với đánh giá ban đầu về trẻ. Nội dung rèn luyện chung cũng như của từng buổi sẽ liệt kê từng kỹ năng trong mọi lĩnh vực ( giao tiếp, xã hội, kiến thức, tự chăm sóc, vận động, chơi..) các kỹ năng này thường được chia nhỏ thành các kỹ năng thành phần và được sắp xếp theo trình tự phát triển, từ đơn giản đến phức tạp.

Ưu điểm của phương pháp ABA là dạy cho trẻ tự kỷ những kỹ năng mới, những hành vi mới có thể áp dụng ở mọi tình huống và mọi nơi. Cách dạy rõ ràng, dễ dạy, hữu hiệu trong chuyển hóa hành vi tiêu cực. Nhưng bên cạnh đó nó cũng có những khuyết điểm như là cần nhiều thời gian để dạy bé hơn.

c. Phương pháp TEACCH (định hướng điều trị và giáo dục trẻ tự kỷ và trẻ khuyết tật về giao tiếp )

Các kỹ năng học của trẻ được đánh giá bằng PEP: những biểu hiện tâm lý giáo dục. Nội dung của phương pháp này là bắt chước, nhận thức, vận động thô, vận động tinh, phối hợp mắt và tay, kỹ năng hiểu biết, kỹ năng ngôn ngữ…

Ưu điểm: Giúp trẻ tự kỷ hiểu được các yêu cầu và cách thức đáp ứng, tập trung vào những kỹ năng sống mầm non đã có của trẻ chứ không chỉ nhìn vào những khuyết điểm.
Nhược điểm: Rất gò bó, tập trung vào những đồ dùng giảng dạy, cần nhiều nhân lực để thực hiện.

d. Phương pháp PECS ( hệ thống giao tiếp trao đổi hình)

Phương pháp này được nhà tâm lý Andrew Bondy và nhà âm ngữ trị liệu- Lori Frost đề ra trong chương trình tự kỷ Delaware. Phương pháp này dựa trên biện pháp ABA để đổi hình ảnh theo những gì mà trẻ muốn. Khoảng 50% trẻ tự kỷ không nói nhưng bạn vẫn dạy quy tắc là con phải tỏ ý cho trẻ không biết nói, đó là cấu hình theo phương pháp PECS. Có ý kiến cho rằng cách dạy này ảnh hưởng đến việc học nói của trẻ nhưng thực tế thấy nó không cản trở việc học nói sau này cho trẻ nói chậm, cha mẹ không nên lo ngại là nếu dùng hình thì trẻ sẽ không biết nói về sau mà ngược lại có ghi nhận là PECS giúp cải thiện khả năng nói của trẻ. 

các kỹ năng sống mầm non dành cho trẻ tự kỷ

Ưu điểm: rõ ràng, có chủ ý, trẻ tự động tham gia, phát triển giao tiếp chức năng nhanh, có thể phát triển giao tiếp chức năng nhanh.
Khuyết điểm: Chỉ tập trung vào khả năng giao tiếp, bỏ qua các lĩnh vực xã hội, vận động. 

Bạn cũng có thể tham khảo dạy cho trẻ những kỹ năng sống mầm non khác tại đây.