Một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của hầu hết đại đa số doanh nghiệp, đều bắt nguồn từ hệ thống nhân lực chất lượng, có sự đào tạo uy tín. Với chính sách chiêu mộ dồi dào, cũng như đòi hỏi về mặt kỹ năng nghiệp vụ bền vững, doanh nghiệp đang dần lựa chọn ra các ứng cử viên có đầu vào cao “ngất ngưởng”. Vậy tại sao doanh nghiệp không phát triển “hiền tài” từ bên trong thông qua các hoạt động đào tạo nhân sự, nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn cho từng cá nhân? Cũng để không phải trông đợi hay đau đầu quá nhiều về việc thiếu người tài? Bài viết sau đây sẽ đưa ra 4 phương pháp giúp nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực mà doanh nghiệp nào cũng cần tham khảo.

Định nghĩa chất lượng nguồn nhân lực?

Một công nhân phải có đủ 3 yếu tố cơ bản về mặt: sức khỏe thể chất, tinh thần và kiến thức chuyên môn nhằm đáp ứng với các yêu cầu công việc của doanh nghiệp. Để từ một nhân viên tiêu chuẩn sẽ hình thành một đội ngũ nhân lực với đầy đủ các mặt tiêu chuẩn. 3 yếu tố này gắn liền, bổ trợ và thúc đẩy nhau mới phát triển được chất lượng nguồn nhân lực ưu tú.

Chất lượng nguồn nhân lực là gì?

Chất lượng nguồn nhân lực là gì?

4 phương pháp giúp nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực 

  1. Nâng cao chất lượng của quy trình tuyển dụng

Đây là bước đầu cũng là bước sơ khai quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần lưu ý. Quá trình tuyển dụng phải khắt khe, mang tính sàng lọc kỹ lưỡng, nhằm tìm ra nhân sự đáp ứng được các yếu tố căn bản cũng như có năng lực tư duy sáng tạo, phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. 

Tránh tình trạng tuyển dụng đại trà những người có sức khỏe yếu, tinh thần kém minh mẫn, hoặc thiếu các kỹ năng nghiệp vụ cơ bản gây ảnh hưởng nặng nề đến quy trình sản xuất sản phẩm thương mại của công ty. Bên cạnh đó, nếu chất lượng và số lượng không đi liền với nhau, doanh nghiệp còn phải gánh trả chi phí cho một đội ngũ nhân lực kém hiệu quả, cồng kềnh.

Quy trình tuyển dụng đạt chất lượng tiêu chuẩn

Quy trình tuyển dụng đạt chất lượng tiêu chuẩn 

 

Các nhà kinh doanh cần tìm ra năng lực của nhân viên và ứng họ vào những vị trí thích hợp, thấu hiểu được nhu cầu công việc và thời thế hiện tại nhằm hạn chế tình trạng tuyển dụng nhân sự mới hay nhảy việc liên tục.

  1. Kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự cần được chú trọng 

Doanh nghiệp cần nắm bắt được xu hướng lựa chọn việc làm của giới trẻ hiện nay, tuyển dụng những nhân sự có định hướng mục tiêu trong công việc, đúng ngành nghề yêu thích và mong muốn hợp tác lâu dài. Không nên lựa chọn những người mới bắt đầu đi làm, không có kế hoạch ở lại lâu, cũng như có quan điểm làm việc trải nghiệm mà không thật sự nghiêm túc, dễ dẫn đến tình trạng chán nản, bỏ việc, gây trễ nải công tác cũng như tốn kém tiền bạc, thời gian, công sức tìm người.

Tình trạng nhảy việc  khi không chú trọng vào kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự

Tình trạng nhảy việc  khi không chú trọng vào kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự

 

Doanh nghiệp nên chú trọng trong các kế hoạch nâng cao kỹ năng nhân viên, lựa chọn những hình thức đào tạo mang tính tối ưu, có thể tiết kiệm về mặt thời gian, chi phí cho khóa học. Thông qua hệ thống đào tạo trực tuyến LMS, doanh nghiệp có tận dụng tối đa các tính năng quản lý đào tạo đầy thú vị, hấp dẫn, đặc biệt không giới hạn về mặt khoảng cách địa lý, không gian, thời gian. Ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào cũng có thể truy cập chỉ bằng vài thao tác đơn giản. 

  1. Thiết kế chiến lược phát triển đội ngũ nhân lực 

Nếu đã tuyển dụng và thành công trong việc đưa ra các chính sách đào tạo, thì kế đến doanh nghiệp cần thiết kế một chiến lược phát triển đội ngũ nhân lực hợp lý. 

  • Đầu tư vào chương trình đào tạo với mô-đun ngắn gọn, dễ tiếp thu, áp dụng phương pháp Microlearning. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần cải tiến tiện ích, giao diện học hấp dẫn, thú vị, với nhiều tính năng trò chơi. Điều này giúp thúc đẩy tinh thần tự học, tự tìm tòi, loại bỏ đi những giờ giảng dạy luyên thuyên, dư thừa, khô khan và quá chán nản.

  • Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đi song song cùng chiến lược kinh doanh. Khai thác và tạo điều kiện cho nhân viên phát triển các kỹ năng chuyên môn, được trải nghiệm nhiều mô hình thực tế và am hiểu tường tận các hướng đi, mục tiêu công ty. Nhân viên nắm bắt được hình thức hoạt động của doanh nghiệp sẽ thực hiện tốt công việc giúp nâng tầm uy tín thương hiệu trong tương lai. 

Thiết kế chiến lược phát triển đội ngũ nhân lực

Thiết kế chiến lược phát triển đội ngũ nhân lực

  1. Doanh nghiệp phải biết trọng dụng người tài 

Một trong những điều kiện để giữ chân người tài đó là lương thưởng, nhân viên sẽ cảm thấy họ được trọng dụng và công nhận sức lao động. Doanh nghiệp yêu cầu tuyển dụng cao nhưng trả lương không đúng với thực lực gây bất mãn cho đội ngũ nhân viên. Ngoài ra, họ cũng mong đợi những lợi ích khác tốt hơn như cơ hội thăng tiến giúp nâng tầm và phát triển sự nghiệp.

Doanh nghiệp biết trọng dụng người tài sẽ đổi lại những lợi ích khổng lồ, mang đến sự thăng tiến, thịnh vượng trong công việc cùng những sức sáng tạo đa phương, chất xám và nguồn lao động dồi dào. Trọng dụng nhân tài đúng nơi đúng chỗ, đúng điều kiện giúp khai thác toàn bộ năng lực bên trong của cá nhân, giúp nâng cấp chất lượng của đội ngũ nhân lực, đóng góp tài năng cho xã hội cũng như thúc đẩy sự tiến bộ của doanh nghiệp.

MGE – Hệ thống đào tạo nhân sự trực tuyến 

MGE với thiết kế linh hoạt, đa dạng nhiều tính năng cùng mục tiêu thỏa mãn các trải nghiệm người dùng, tin rằng có thể mang đến một hệ thống đào tạo trực tuyến đáng mong đợi. MGE không chỉ là công cụ giúp cho quy trình đào tạo nhân sự trở nên hiệu quả mà còn tạo điều kiện cho các khóa học tăng sức hút và cải tiến tiện ích mỗi ngày. Là thương uy tín mà mọi doanh nghiệp có thể gửi gắm sự tín nhiệm và tình yêu thương. 

Tổng kết 

Thông qua bài viết trên, doanh nghiệp chắc hẳn đã có riêng cho mình một số các phương pháp giúp nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực. Chúc doanh nghiệp thành công có cho riêng mình một hệ thống đào tạo nhân sự tốt nâng bước phát triển trong tương lai. 

Các bước để xây dựng nội dung đào tạo thu hút và giữ chân nhân viên trên nền tảng LMS