Trang bị kỹ năng sống cho con ở những năm đầu đời đặc biệt quan trọng và vô cùng cần thiết. Trong đó, kỹ năng giao tiếp lịch sự, thân thiện với mọi người giúp trẻ cải thiện ngôn ngữ cũng như phản xạ, xử lý với các tình huống trong cuộc sống. Từ đó, tạo nên nền tảng vững chắc trước những thay đổi trong tương lai.

Thế nào là kỹ năng giao tiếp?

Giao tiếp là một kỹ năng xã hội quan trọng trong đời sống hằng ngày. Chúng ta được biết đến như một mắt xích của xã hội, do đó hằng ngày, hằng giờ chúng ta đều phải tương tác với thế giới xung quanh để tọa dựng mối quan hệ cho riêng mình.

Trường mầm non quận gò vấp 1

Đối với trẻ nhỏ, các cấp độ giao tiếp sẽ phát triển dần theo thời gian. Ngay khi chào đời trẻ sẽ giao tiếp bằng mắt, các cử động của tay chân. Lớn hơn một chút trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ, nét mặt, thể hiện cảm xúc qua ngôn ngữ cơ thể,… Vì vậy, giao tiếp là công cụ quan trọng để con người tồn tại và phát triển.

Việc dạy trẻ kỹ năng giao tiếp ngay từ sớm sẽ giúp trẻ làm chủ ngôn ngữ, biết cư xử lịch sự, lễ phép và kết nối hiệu quả với mọi người.

>>> Xem thêm: Tham quan ngôi trường xanh nổi tiếng ở quận Gò Vấp

Những nguyên tắc giao tiếp ba mẹ nên dạy trẻ

Giao tiếp với người lớn lễ phép

Hướng dẫn cho con cách chào hỏi lịch sự khi gặp người lớn bằng các câu nói “Cháu chào ông/bà”, “Con chào cô/chú”,… Khi trả lời người lớn, ba mẹ nên dạy con thể hiện thái độ lễ phép, không gật hay chỉ lắc đầu, không nói trống không, biết dạ thưa, cảm ơn và xin lỗi khi phạm sai lầm. Đây là một trong những nguyên tắc đầu tiên ba mẹ cần dạy cho trẻ để giao tiếp.

Trường mầm non quận gò vấp 2

Bên cạnh đó, ông bà, ba mẹ nên là tấm gương cho trẻ cách cư xử bởi trẻ dễ bắt chước theo hành động của người lớn. Khi trẻ từ 3 tuổi trở đi và bắt đầu có nhận thức rõ ràng ba mẹ nên tâm sự, chia sẻ về tình thương mà ông bà dành cho ba mẹ khi còn nhỏ và cho con hiện tại. Điều này, đánh thức tình cảm yêu thương của trẻ cho ông bà.

Nói lời xin lỗi/ cảm ơn chân thành

Việc dạy con nói lời xin lỗi hay cảm ơn là vô cùng quan trọng. Lời cảm ơn nói ra chỉ mất vài giây nhưng đây là phép tắc tối thiểu trong giao tiếp thể hiện sự trân trọng của mọi người với nhau.

Cùng với lời cảm ơn là xin lỗi, hãy dạy con biết xin lỗi khi phạm sai lầm. Có thể, nói lời xin lỗi khó khăn, nhưng người lớn cần lắng nghe và giải thích cho con trẻ sai lầm co thể là cơ hội để học hỏi, miễn là con biết nhận lỗi và sửa sai một cách tích cực để thay đổi và hoàn thiện hơn.

>>> Xem thêm: Chương trinh ưu đãi tuyển sinh đặc biệt năm 2021-2022 của trường Việt Úc (VAS)

Trả lời câu hỏi bằng câu hoàn chỉnh

Trẻ mầm non thường nói trống không vì khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu ba mẹ rèn luyện cho trẻ cách sử dụng câu từ hoàn chỉnh dần dần trẻ sẽ hình thành cách nói đầy đủ chủ vị ngữ. Trong giao tiếp, việc trả lời câu hoàn chỉnh thể hiện sự tôn trọng với người hỏi. Đồng thời, con cũng có thể viết được câu đầy đủ ở bậc tiểu học.

Trường mầm non quận gò vấp 3

Tôn trọng ý kiến và cảm xúc của mọi người xung quanh

Hãy là tấm gương sáng cho con trẻ bằng cách tôn trọng ý kiến của mọi người. Sự tôn trọng cảm xúc chỉ đơn giản bằng cách chúng ta biết cách lắng nghe tích cực, không cắt ngang, đóng góp ý kiến cho trẻ nhưng không phủ định ý kiến của con. Theo đó, trẻ cũng hình thành cách tôn trọng ý kiến của bạn bè và mọi người.

Giao tiếp bằng ánh mắt

Nguyên tắc giao tiếp bằng ánh mắt là một kỹ năng về giao tiếp mà bất cứ ai cũng cần có, không chỉ các trẻ. Hãy hướng ánh mắt đến người đang nói chuyện khi trò chuyện hay trao đổi ý kiến. Điều này vừa thể hiện sự tự tin vừa tôn trọng người đối diện. Trẻ nên biết điều này và sử dụng hiệu quả trong giao tiếp đời sống.

Trường mầm non quận gò vấp 4

Kết,

Hy vọng với những cách dạy trẻ kỹ năng giao tiếp của các  trường mầm non quận quận gò vấp ở trên sẽ hữu ích với các bạn. Để định hướng cho con trẻ phát triển toàn diện và hòa nhập với xã hội.