Xã hội ngày càng phát triển, dân trí cùng ngày một nâng cao, các bậc phụ huynh thời nay đã tiếp xúc và áp dụng nhiều phương pháp dạy con khá mới mẻ, khoa học, làm sao giúp các bé phát triển một cách toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết phải dạy con như thế nào mới là đúng chuẩn khoa học, mới là tốt nhất cho các bé. Vậy nên bài viết sau đây sẽ cung cấp một số kiến thức, kỹ năng sống mầm non vô cùng hữu ích cho trẻ em mà cha mẹ cần phải biết.

1. Kỹ năng sống mầm non là gì?

Chắc chắn khái niệm “kỹ năng sống mầm non” hẳn là một cái gì đó khá mới mẻ đối với các bậc cha mẹ. Cũng giống như người lớn chúng ta phải học những kỹ năng sống thì trẻ em cũng cần phải học những kỹ năng sống mầm non để có thể tự xoay xở khi gặp những tình huống thông thường cũng như một vài tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Chắc hẳn khi chúng ta còn ở lửa tuổi mầm non, ai cũng được cha mẹ dạy phải lễ phép, chào người lớn tuổi hơn, dạy cách đánh răng, rửa mặt, tắm giặt,… nhưng bạn có để ý là lúc đó ta hoàn toàn làm theo như một cái máy được lập trình sẵn mà hoàn toàn không hiểu tại sao lại phải làm như thế. Thế nhưng ngược lại, nêu có ai đó giải thích cho bạn tại sao phải làm, ví dụ nhặt rác nơi công cộng, bạn hiểu và lần sau khi đi đường gặp rác tự động nhặt, tức là bạn đã biến hành động của mình thành có ý thức và hành động đó trở thành kỹ năng.

Như vậy, thực chất dạy kỹ năng sống mầm non cho trẻ chính là dạy trẻ hiểu những gì cần phải làm và làm sao cho đúng cách. Hay hiểu một cách đơn giản là việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non chính là việc đưa hành động vào ý thức, nếu làm được điều này thì bố mẹ hay thầy cô giáo đều có thể dạy kỹ năng sống cho trẻ một cách đơn giản.

VAS hướng dẫn kỹ năng sống mầm non cho trẻ

2. Dạy kỹ năng cho trẻ như thế nào

Nhiều phụ huynh cảm thấy bực mình khi hàng ngày dạy con việc chào hỏi người lớn nhưng khi ra ngoài thì con lại không bao giờ tự giác chào hỏi mà cứ đợi bố mẹ phải nhắc thì con mới chào, thậm chí nhiều khi nhắc con cũng không chào. Như vậy trẻ chưa hình thành ý thức trong việc chào hỏi. Việc dạy cho trẻ một hành động thì không phải khó, ví dụ như việc nói cảm ơn, nhận biết nguy hiểm hay việc nhặt rác đúng chỗ…nhưng làm sao để trẻ tự nhận thức được những việc đó và tự thực hiện thì là điều không hề đơn giản chút nào.

Nhiều khi người lớn luôn tìm cách áp đặt cho trẻ phải làm cái này hay cái khác mà không có sự phân tích cho con tại sao con cần thực hiện việc đó, nhiều khi người lớn cũng không làm gương cho trẻ. Ví dụ rất đơn giản, chúng ta luôn nhắc nhở trẻ phải chào hỏi mọi người nhưng chính nhiều phụ huynh lại không chào trẻ khi con chào mình, như vậy sẽ khó có thể hình thành kỹ năng chào hỏi cho trẻ. Như vậy, chính bản thân cha mẹ phải nêu gương một cách nghiêm túc, dạy trẻ nhặt rác thì bản thân mình cũng phải thực hiện, đồng thời giải thích cũng như khuyến khích trẻ cùng thực hiện từ xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sống của các bé, góp phần giúp trẻ em hoàn thiện nhân cách.

3. Một số kỹ năng sống cần thiết cho trẻ em

a) Tự phục vụ

Chắc chắn rằng đây là một kỹ năng vô cùng hữu ích đối với lứa tuổi mầm non. Rất nhiều phụ huynh thường cho rằng trẻ còn quá bé để làm cái nọ, làm cái kia, đến cuối cùng khi có việc đột suất hoặc khi cha mẹ vắng nhà, con trẻ không biết xoay sở làm sao. Dạy trẻ một số kỹ năng cơ bản như rửa tay trước khi ăn, rửa bát, dọn bát sau khi ăn, tự thay đồ, tự vệ sinh cá nhân,… chính là những bài học vô cùng đơn giản nhưng lại rất hữu ích, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của các bé. Hơn nữa khi học được những kỹ năng này, trẻ sẽ có thể giúp đỡ cha mẹ một số việc lặt vặt cũng như cha mẹ có thêm thời gian để làm những việc khác, bản thân các bé cũng biết yêu thương, đỡ đần cha mẹ, biết coi trong và hiểu được giá trị của lao động.

b) Giao tiếp

Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng giúp trẻ tồn tại và phát triển. Giống như người lớn, trẻ em giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể (cau mày, nụ cười), bằng hành động (ôm ấp vuốt ve hoặc đấm), bằng sự im lặng (gay gắt hoặc lạnh lùng), cũng như sử dụng ngôn từ (khó nghe hoặc không tốt).

Thực tế cho thấy, học cách giao tiếp từ nhỏ thì vùng não bộ giao tiếp của trẻ sẽ được mở rộng và chắc chắn khi lớn lên việc giao tiếp sẽ thành một vấn đề đơn giản và quen thuộc. Hơn thế nữa, chắc chắn không có gì khó chịu bằng tình trạng không hiểu nhau giữa cha mẹ với con trẻ, hay giữa con với các bạn đồng trang lứa. Như vậy, dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ chính là một giải pháp trước mắt, trẻ có nhiều bạn bè, có nhiều mối quan hệ hơn, học nói nhanh và dễ dàng hơn, và trong tương lai khi trẻ đã lớn, sẽ có đủ tự tin và giao tiếp thoải mái “như một thói quen”.

c) Tự bảo vệ

Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn.

Giai đoạn từ 4 đến 12 tuổi có thể coi là giai đoạn mà trẻ dễ gặp phải nhiều mối nguy hiểm nhất. Bởi ở giai đoạn này, trẻ thích khám phá nhưng lại chưa có những kỹ năng cơ bản để tìm hiểu thế giới.

Khi mà xã hội ngày càng trở nên phức tạp, khó lường với sự xuất hiện tình trạng trẻ bị lạm dụng tình dục hay bị bắt nạt, bị đánh đập,.. khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Từ những bài học đơn giản như khi ngã chảy máu thì phải làm thế nào, lạc cha mẹ thì phải làm sao,… giờ đây cha mẹ còn cần phải tìm hiểu và khéo léo dạy trẻ những kỹ năng tự bảo vệ trước những tình huống “phi truyền thống”, giúp trẻ tự tin, mạnh mẽ khám phá cuộc sống muôn màu

Lời kết

Trẻ em ca là tương lai của đất nước, bởi vậy nên ngay từ khi còn nhỏ, trẻ cần được trang bị những kỹ năng cần thiết, và thực tế là sẽ theo cùng các bé đến hết cuộc đời, góp phần hoàn thiện về nhân cách và con người của bé khi trưởng thành. Vậy, các bậc cha mẹ còn chờ gì nữa mà không bắt tay ngay vào việc dạy kỹ năng sống cho con em mình thôi

>>> Tham khảo thêm: Đăng ký tham quan trường mẫu giáo quốc tế VAS cho trẻ