Khi trẻ bước vào giai đoạn mầm non, ba mẹ cũng cần phải trang bị cho mình những kiến thức về trẻ trong lứa tuổi này, để giải đáp những thức mắc cho con cũng như tìm hiểu tâm sinh lý của trẻ.

Dưới đây là những cách giáo dục trẻ của các trường mầm non quốc tế tại các quận đã đúc kết và muốn chia sẻ để ba mẹ biết cách day trẻ tốt hơn. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Nền tảng cơ bản để giáo dục trẻ

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng trong xã hội, không khó để các ông bố bà mẹ tìm được những quyển sách nuôi dạy con trong những nhà sách. Một trong những điều phổ biến trong tâm lý cha mẹ là làm thế nào để nuôi dạy bé trở thành những đứa trẻ thông minh.Và để hiểu rõ về vấn đề này, ba mẹ phải chú trọng vào các dữ kiện, vì đây là nền tảng của hiểu biết của trẻ nhỏ thích học hơn là ăn hay chơi. Ba mẹ có thể dạy bé bất cứ điều gì mà bạn có thể diễn đạt một cách thẳng thắn, xác thực – và các dữ kiện là nền tảng của hiểu biết. 

2. Trẻ có thể phát triển khả năng đọc hiểu khi còn bé không?

Trẻ nhỏ có thể học bất cứ điều gì mà ba mẹ diễn đạt cho chúng một cách chính xác và các bé không phân biệt đó là kiến thức phổ thông, các từ để đọc, Toán hay những điều vô nghĩa. Các bé muốn biết về những điều tuyệt vời – đọc, Toán học, tất cả các vị tổng thống Mĩ, các quốc gia châu Âu, nghệ thuật hội họa thế giới, tiếng hót của các loài chim, các loài rắn trên thế giới, các vị vua và hoàng hậu, những bản nhạc nổi tiếng thế giới, các biển hiệu giao thông, khủng long, các loài hoa, hay bất cứ điều gì trong hàng triệu những điều kỳ diệu có thể học hỏi trên Trái Đất.

Các bé tiếp nhận cả những điều vô nghĩa nếu đó là tất cả những gì các bé có thể tiếp cận. Trẻ nhỏ học từng phút mỗi ngày và chúng ta hàng ngày vẫn đang dạy chúng – dù chúng ta có ý thức được điều đó hay không. Vấn đề là nếu dạy các bé trong khi chúng ta không ý thức được điều đó thì rất nguy hiểm. Chúng ta có thể vô tình dạy cho chúng những điều mình không hề có ý định dạy, những điều không đáng học – hoặc ít nhất là không đáng học bằng những điều mà các bé đáng lẽ có thể học và học nhanh hơn, dễ dàng hơn.

Cuộc nghiên cứu diễn ra trên hơn hai mươi ngàn gia đình và đã nghiên cứu về trẻ nhỏ từ lúc mới sinh ra ở hơn một trăm quốc gia (từ những vùng lạc hậu nhất như trong các khu rừng, sa mạc và vùng đất hoang Bắc cực cho tới những trung tâm văn minh nhất trên thế giới) và học được những sự thật tuyệt vời về trẻ em trong quá trình đó. Dạy cho trẻ về những bức tranh tuyệt vời của thế giới dễ hơn là dạy cho chúng về phim hoạt hình. Dạy cho trẻ bản nhạc tuyệt vời của thế giới dễ hơn là dạy cho chúng những vần điệu đơn giản. Nhưng tôi đã đi hơi quá đà mất rồi. Bạn có thể dạy một đứa trẻ bất cứ điều gì bạn diễn đạt cho nó một cách thẳng thắn và xác thực.

Các trường quốc tế tại tphcm giúp trẻ nâng cao kỹ năng sống mầm non

3. So sánh bộ não của trẻ và chiếc máy vi tính

Các dữ kiện là điều quan trọng nhất trong mỗi bộ não và mặc dù bộ não nặng chưa tới 1,5kg có khả năng gấp hàng nghìn lần so với bất kỳ bộ máy tính nào, nhưng bộ não và máy tính lại có rất nhiều điểm chung. Máy tính, giống như bộ não, dựa hoàn toàn trên cơ sở các dữ liệu nó lưu trữ trong bộ nhớ. Ở máy vi tính, mỗi dữ kiện đó được gọi là một Bit thông tin (đoạn thông tin). Đối với con người, chúng tôi quyết định gọi những dữ kiện đó là những “Bit” thông minh.

Ở máy vi tính, cũng như ở não của trẻ nhỏ, những kiến thức mới có thể phát sinh từ những dữ kiện đó bị giới hạn bởi số lượng các dữ kiện được lưu trữ. Ở máy vi tính, tập hợp các dữ kiện lưu trữ được gọi là Cơ sở dữ liệu. Với bộ não của con người, chúng tôi quyết định gọi những dữ kiện đó là Cơ sở kiến thức. Và trẻ nhỏ học những dữ liệu – hay những “bit” thông minh đó với tốc độ mà người lớn thua xa. Tự bản thân các dữ kiện có tạo nên trí tuệ không? Không, tất nhiên là không rồi.

>>>Tham khảo: Chương trình học STEM trong lĩnh vực toán học

Nhưng chúng có thể tạo nên cơ sở để trí tuệ được hình thành. Không có dữ kiện thì không có trí tuệ. Với một số các dữ kiện khổng lồ, chúng ta có cơ sở cho một trí tuệ trung bình. Và với trẻ nhỏ, học các dữ liệu dễ như ăn cháo và lại rất vui nữa. Trẻ càng nhỏ thì càng dễ dạy cho bé các dữ kiện. Dạy cho trẻ 5 tuổi dễ hơn 6 tuổi, 4 tuổi dễ hơn 5 tuổi, 3 tuổi dễ hơn 4 tuổi, 2 tuổi dễ hơn 3 tuổi, 1 tuổi dễ hơn 2 tuổi, và dễ nhất là trước 1 tuổi. Tất cả những điều bạn cần biết là chính xác thì làm thế nào để thực hiện việc đó và vì sao bạn lại làm việc đó.

4. Thế nào là một dữ kiện cho trẻ

Trong cuộc nghiên cứu đó, những điều các em học, và học một cách hứng thú, háo hức, là các dữ kiện – những dữ kiện mà chúng tôi gọi là các “bit” thông minh. Tập hợp lại với nhau, những “bit” thông minh này hình thành nên tri thức bách khoa. Các dữ kiện, để thực sự là dữ kiện, phải có những tính chất sau: Chúng phải đúng sự thật (không phải chỉ là các ý kiến); phải chính xác (tuyệt đối rõ nét, không ước định); phải độc lập (dữ kiện riêng lẻ); không được mơ hồ (được gọi tên chính xác) và phải đủ lớn để nhìn thấy được rõ ràng hay đủ to để nghe được rành mạch.

Ví dụ về một số dữ kiện:

– Một bức chân dung của Washington là một dữ kiện.

– Một bức tranh như bức Mona Lisa là một dữ kiện.

– Bản phác thảo bang Pennsylvania là một dữ kiện.

– Bức ảnh một con rắn hổ mang là một dữ kiện.

– Một từ, được nói ra hoặc viết ra, là một dữ kiện. Mùi gas là một dữ kiện.

– Một nốt nhạc, được thể hiện dưới dạng âm thanh hay viết, là một dữ kiện.

– Những con số thực, được nói hay in, là các dữ kiện.

Và hàng trăm, hàng ngàn những điều khác cũng vậy.

Nếu chúng được thể hiện đơn lẻ và đáp ứng được tất cả những yêu cầu mà chúng tôi vừa miêu tả, thì mỗi dữ kiện đó là một “bit” thông minh. Những bà mẹ có nhu cầu mong muốn con mình phát triển sớm bắt đầu ngay khi đứa trẻ được sinh ra, càng sớm càng tốt, truyền đạt những dữ kiện này cho con mình bằng những phương pháp sẽ được đề cập tới trong những chương sau.

Họ làm điều đó với rất nhiều sự hài lòng, nhiệt tình và những đứa trẻ đáp lại với độ hài lòng và nhiệt tình giống y hệt như cách cha mẹ chúng thể hiện trong khi truyền đạt. Làm như vậy sẽ mang lại kết quả gì? Xin thưa, khoảng hai năm (trước ngày sinh nhật lần thứ ba của các bé) tất cả những trẻ đã bắt đầu từ năm 1 tuổi hoặc nhỏ hơn đều có những đặc điểm sau đây:

– Nhận biết được hơn bốn nghìn “bit” bằng mắt. (Vì hiển nhiên là các em biết những điều đó cả bằng mắt và bằng tai, như vậy nghĩa là tám nghìn “bit” thông minh).

– Đọc được ít nhất là bốn nghìn từ bằng hai loại ngôn ngữ hoặc hơn. (Vì hiển nhiên là các em biết những từ đó cả bằng mắt và tai, như vậy nghĩa là tám nghìn “bit” thông minh).

– Có thể đọc rất nhiều sách.

– Đã bắt đầu chơi đàn violon.

– Có thể làm phép tính số học.

– Biết những bức tranh nổi tiếng thế giới và những kiệt tác nghệ thuật khác.

– Quen thuộc với địa lý thế giới.

– Nhận biết những bản nhạc nổi tiếng thế giới. (Các em đã được nghe băng nhạc từ khi còn ở trong bụng mẹ).

– Biết viết.

– Có thể nói và hiểu câu bằng ít nhất một loại ngôn ngữ.

– Có thể làm được rất nhiều việc như bơi lội, lặn và tập thể dục.

Các em là những em bé ngọt ngào, chu đáo và vô cùng đáng yêu, những đứa trẻ vô cùng tò mò và nghĩ rằng học tập quả là một trò chơi tuyệt vời nhất mà cuộc sống ban tặng. Các em sở hữu sự tổng hợp của hàng ngàn dữ kiện và có khao khát cháy bỏng được học tất cả các dữ kiện trên thế giới. Các em sẽ không bao giờ học được tất cả những điều cần biết trên thế giới, nhưng các em sẽ muốn cố gắng đạt được điều đó. Các em tin rằng thế giới là một nơi tuyệt diệu và con người thật vĩ đại.

5. Sự phát triển của một đứa trẻ 5 tuổi

Một đoàn truyền hình đã đến thăm và hỏi Heather McCarty, lúc đó mới được 4 tuổi, liệu bé có đọc được không. Sau một thoáng cân nhắc để đảm bảo mình hiểu câu hỏi, Heather nói: “Cháu có thể đọc bất cứ cái gì”. Một lúc sau, người đạo diễn cầm một cuốn sách trên chiếc bàn gần đó lên và hỏi xem cô bé đã đọc cuốn sách đó bao giờ chưa. Heather trả lời em chưa đọc bao giờ. Đó chính là một cuốn sách – Dạy trẻ biết đọc sớm. 

Ông đạo diễn lật qua cuốn sách và đề nghị cô bé đọc đoạn cuối cùng. Heather đọc đoạn đó trước máy quay nhẹ nhàng, rõ ràng và tự tin. Rồi cô bé mỉm cười mãn nguyện.  Ông đạo diễn hắng giọng và hỏi: “Heather, cháu hiểu đoạn đó chứ?”. Heather nói: “Có ạ! chỉ có điều cháu không chắc ‘làn sóng ngầm’ nghĩa là gì”. 

Trẻ nhỏ đã bắt đầu đọc và phát triển kiến thức của mình và dù cuốn sách này chỉ giúp được cho một em nhỏ biết đọc sớm hơn hay tốt hơn thì nó cũng sẽ xứng đáng với nỗ lực bỏ ra. Ai là người có thể nói được cuối cùng thì tổng số lợi ích mà nhân loại có được nhờ làn sóng ngầm thầm lặng vốn đã bắt đầu hình thành, cuộc cách mạng mềm này, sẽ là bao nhiêu?. 

>>>Xem thêmTìm trường mầm non quận 7 quốc tế tốt cho con