Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, bạn đã biết chưa?

Có lẽ rằng mỗi chúng ta đã từng trải qua cảnh “vung tay quá trán”; đầu tháng thì tiêu sài dư dả, cuối tháng lại tằn tiện chi tiêu. Đó là tình trạng chung của các bạn trẻ không biết đến cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.

Sau đây là 5 cách quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bức tranh tài chính của bạn ngày càng khởi sắc hơn. 

Tài chính cá nhân là gì?

Mỗi người đều có bức tranh tài chính riêng

Hiểu một cách đơn giản, tài chính cá nhân là tất cả những khoản thu – khoản chi có liên quan đến tiền bạc của bạn, bao gồm: 

  • Nguồn thu: Tiền lương, tiền thưởng, lợi nhuận có được từ sản xuất kinh doanh, tiền tiết kiệm, tiền đầu tư….
  • Khoản chi: Các chi tiêu phục vụ cho cuộc sống, cho bản thân.

Vì sao phải học cách quản lý tài chính cá nhân?

Quản lý tài chính cá nhân mang lại khối tài sản lớn hơn cho bạn

Nếu bạn đã từng trải qua cảnh cuối tháng không có tiền chi tiêu hoặc không có đủ tiền cho những sự việc bất ngờ xảy ra thì chắc chắn bạn sẽ tự mình trả lời được câu hỏi trên. Việc học cách quản lý tài chính giúp bạn chủ động hơn trong tất cả mọi việc nhờ nguồn tài chính luôn ổn định, bên cạnh đó còn có những lợi ích sau:

  • Giúp bạn nắm rõ được nguồn thu/ nguồn chi của mình để cân đối chi tiêu hợp lý.
  • Giúp bạn dễ dàng đạt được các mục tiêu tài chính đã đặt ra (ví dụ mua nhà/ mua xe/ đi du lịch…).
  • Giúp hạn chế và kiểm soát các khoản nợ, tránh tình trạng “nợ nần chồng chất”.
  • Tất nhiên khi quản lý tài chính tốt thì khối lượng tài sản mà bạn có cũng tăng lê, kéo theo đời sống cá nhân được cải thiện về cả vật chất lẫn tinh thần.

Mách bạn 2 cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nên áp dụng

Phương pháp quản lý tài chính 6 chiếc lọ

Hãy bắt tay ngay vào việc kiểm soát, quản lý tài chính cá nhân ngay từ bây giờ với 02 cách sau bạn nhé!

Quản lý tài chính theo tỷ lệ 50:30:20

Theo cách này, thu nhập hàng tháng của bạn sẽ được phân chia theo tỷ lệ, cụ thể như sau:

50% tổng thu nhập: Sử dụng cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày (gồm ăn uống, tiền thuê nhà, tiền đi lại xăng xe…). Bạn dựa vào mức chi của các tháng gần nhất để xác định mức chi phí trung bình. 

30% tổng thu nhập: Sử dụng cho các chi phí không thiết yếu và mang tính phát sinh ví dụ mua sắm, giải trí, lễ hỏi….

20% còn lại của tổng thu nhập sẽ sử dụng cho mục đích tích lũy và khoản này bạn phải đảm bảo rằng sẽ không đụng đến. Đối với các bạn vừa mới bắt đầu quản lý tài chính thì có thể từ mức 10% sau đó nâng dần lên cho đến cố định 20% hàng tháng hoặc hơn.

Cách quản lý tài chính cá nhân theo phương pháp 6 cái lọ

Đây là một phương pháp quản lý tài chính cụ thể và tỉ mỉ hơn. Theo đó thu nhập hàng tháng của bạn thay vì chia thành 03 phần thì sẽ chia thành 06 phần tương ứng với 06 chiếc lọ cho từng mục đích, cụ thể:

  • Sử dụng cho các nhu cầu thiết yếu.
  • Sử dụng cho mục đích học tập.
  • Sử dụng cho nhu cầu hưởng thụ giải trí.
  • Sử dụng cho mục đích đầu tư.
  • Sử dụng cho mục đích tiết kiệm.
  • Sử dụng cho các khoản cho đi (ví dụ cho người thân, làm từ thiện…)

So với phương pháp một thì phương pháp này chỉn chu hơn, đòi hỏi bạn cũng phải xem xét và điều chỉnh kỹ hơn. Tuy nhiên nếu đã học được cách quản lý tài chính cá nhân theo phương pháp này rồi thì bức tranh tài chính của bạn sẽ vô cùng cụ thể và hiệu quả. 

Trong việc xây dựng thói quen quản lý tài chính cá nhân, nếu cần một “người đồng hành”, hãy lựa chọn TNEX bởi tại đây bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được việc thu chi nhờ tính năng quản lý chi tiêu thông qua các mục: Hiện thị các khoản chi tiêu hàng ngày/ hàng tuần; cài đặt hạn mức chi tiêu theo mục đích cụ thể… 

Tạm kết

Trên đây là 02 cách quản lý tài chính cá nhân để bạn tham khảo và áp dụng vào cuộc sống của mình. Mỗi cá nhân sẽ có nguồn thu – nguồn chi riêng, do đó phương pháp quản lý tài chính cũng không giống nhau. Mong rằng bạn có thể nắm rõ được nguyên tắc quản lý để áp dụng linh hoạt, hiệu quả trong cuộc sống của mình.

>>> Xem thêm: Cách thanh toán tiền nước online nhanh chóng và tiện lợi phổ biến nhất hiện nay

admin

Comments are closed.

Recent Posts

  • Giáo dục

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi bằng cách cho trẻ tự học hỏi

Trẻ 5 tuổi là độ tuổi đầy tò mò và năng động, đây cũng là giai đoạn quan trọng để…

8 months ago
  • Giáo dục

Kỹ năng thuyết trình hiệu quả – cách vượt qua lo lắng cho trẻ để cải thiện

Đa số những típ lo lắng khi thuyết trình trước đám đông thường được nghe rằng là cố gắng giữ…

11 months ago
  • Giáo dục

Kỹ năng thuyết trình hiệu quả – kỹ năng của trẻ trong tương lai

Ba mẹ nên biết rằng kỹ năng thuyết trình hiệu quả trước đám đông là một yếu tố quan trọng…

12 months ago
  • Giáo dục

Kỹ năng thuyết trình hiệu quả – kỹ năng của trẻ trong tương lai

Ba mẹ nên biết rằng kỹ năng thuyết trình hiệu quả trước đám đông là một yếu tố quan trọng…

12 months ago
  • Giáo dục

Xây dựng nền tảng phát triển toàn diện cho trẻ với các kỹ năng thuyết trình hiệu quả

Kỹ năng thuyết trình hiệu quả giúp trẻ học tập tốt hơn Để giúp trẻ phát triển kỹ năng thuyết…

1 year ago
  • Giáo dục

Bé 5 tuổi cần học những gì để có thể phát triển toàn diện

Bé 5 tuổi cần học những gì để có thể phát triển toàn diện 5 tuổi chính là độ tuổi…

1 year ago